(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Diễn biến thị trường tiếp tục ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, đời sống.
Trung tâm thương mại AP Plaza (phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình) cung ứng đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Công tác quản lý thị trường, giá cả, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục tăng cường; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trên địa bàn. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” năm 2020.
Trong 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt 26.157 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 69,42% kế hoạch năm. Tình hình giá cả thị trường có xu hướng tăng nhẹ; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng ước tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
P.V
(HBĐT) - Năm 1979, Thủy điện Hòa Bình bắt đầu được xây dựng. Để tạo điều kiện cho công trình, hàng trăm hộ dân vùng lòng hồ đã hy sinh nhà cửa, đất đai, trong đó có người dân xã Thái Thịnh - nay thuộc xã Hòa Bình (TP Hòa Bình). Hơn 40 năm đã trôi qua, với những chính sách hỗ trợ thiết thực, đời sống của người dân vùng lòng hồ thuộc TP Hòa Bình đã có nhiều đổi thay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tám tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 4,61 triệu tấn, trị giá hơn 2,25 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng và tăng 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
(HBĐT) - Với việc triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT), đã tạo đòn bẩy giúp các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng nhanh; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, giá trị gia tăng cao. Đến năm 2020, dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành đạt 5,6%, giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 140 triệu đồng.
(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, tình hình xuất, nhập khẩu (XNK) của tỉnh mặc dù có thời điểm gặp khó khăn, chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan, song, kim ngạch XNK đã hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra. Quy mô XNK trên tăng 3,5 lần so với năm 2012. Từ 545,5 triệu USD (năm 2015) dự kiến lên 1.907 triệu USD năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,5%/năm. Trong đó có đóng góp lớn của xuất khẩu với tốc độ tăng bình quân 29,61%/năm. Qua đó, góp phần cán cân thương mại luôn thặng dư trong giai đoạn này.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, đan xen giữa những thuận lợi và khó khăn, thách thức trước diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao nhất đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
(HBĐT) - Những năm qua, trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến khó lường. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, có 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tạo nền tảng để tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo.