(HBĐT) - Với quan điểm xuyên suốt, đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã có những hành động cụ thể, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn về các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng (GPMB) để các dự án triển khai bảo đảm tiến độ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.


Công ty CP Lạc Thủy hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Là huyện "miền xuôi” có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên sơn thủy hữu tình, môi trường chưa bị tác động nhiều, những tuyến giao thông trọng yếu kết nối với các vùng kinh tế năng động như Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình là cơ hội lớn để Lạc Thủy thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ, công nghiệp theo quy hoạch. 

Đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy cho biết: Thực hiện quan điểm phát triển các lĩnh vực có lợi thế đặc thù, nhất là du lịch, dịch vụ, thu hút các dự án phát triển công nghiệp ít có tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Cấp ủy, chính quyền huyện không "ngồi chờ” nhà đầu tư, mà chủ động đến làm việc với các nhà đầu tư, giới thiệu tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư; phối hợp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án. Huyện đã chủ động phối hợp với bộ, ngành và các đơn vị ở địa phương thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Qua đó đã huy động hàng trăm tỷ đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Nhiều dự án hạ tầng quan trọng được đầu tư như: hạ tầng du lịch Phú Lão, chùa Tiên, khu di tích Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê; dự án đường kết nối xã Đồng Tâm sang khu du lịch Bái Đính - Ninh Bình… mở ra cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh phát triển du lịch, thương mại, đô thị của huyện. 

Bên cạnh đó, huyện cũng giao nhiệm vụ cho người đứng đầu, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các giải pháp cải cách hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp sau khi được đăng ký triển khai đầu tư… Địa bàn huyện có nhiều dự án trọng điểm được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ tạo cơ hội bứt phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh như: Dự án Nhà máy sản xuất vôi và  bột nhẹ Xuân Thiện tại xã Yên Bồng, tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng; dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Lão, tổng mức đầu tư 676 tỷ đồng; dự án khu du lịch tâm linh xã Phú Lão, tổng mức đầu tư khoảng 3.123 tỷ đồng; dự án khu tổ hợp thể thao - văn hoá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ sản ở xã Đồng Tâm, tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng... 

Đến nay, huyện có khoảng 53 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn khoảng 18.000 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ... Trong đó, khoảng 55% dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bước đầu đóng góp vào NSNN, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các dự án còn lại đang thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, GPMB cơ bản theo tiến độ cam kết. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đặt mục tiêu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh thu hút 60 dự án đầu tư vào địa bàn, tổng vốn đăng ký 20.000 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng… Để thực hiện mục tiêu này, huyện tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án trên địa bàn. Trong đó, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hệ thống chính trị trong GPMB, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Phối hợp các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch phát triển KT-XH, đồng bộ các quy hoạch lĩnh vực để làm cơ sở huy động nguồn lực thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Tâm sau khi mở rộng diện tích lên 73,97 ha, hoàn thiện đầu tư những hạng mục còn thiếu hạ tầng cụm công nghiệp Phú Thành II. Trên cơ sở đó thu hút các nhà đầu tư các dự án vào các cụm công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện trong việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư trên địa bàn huyện; thu hút đầu tư xây dựng 2 khu thương mại hoạt động đa chức năng tại thị trấn Chi Nê và thị trấn Ba Hàng Đồi; kêu gọi đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng, resort...


Lê Chung

Các tin khác


Hình thành những thửa ruộng lớn ở xã vùng sâu An Bình

(HBĐT) - Đây là vụ sản xuất thứ 3, bà con nông dân thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy) đồng loạt đưa các loại máy móc cơ giới vào đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, thay vì phải gặt tay và đập lúa thủ công, các hộ dân chỉ việc chuẩn bị sẵn bao đựng và phương tiện chở về nhà. Việc gặt, đập đã có máy liên hợp làm thay. Với sức mạnh của khoa học công nghệ, công việc thu hoạch trên cánh đồng lúa rộng vài ha hoàn tất chỉ trong 1 buổi.

Thành phố Hòa Bình: Góp sức giảm nghèo cho những xã vùng ven

(HBĐT) - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã (10 phường, 9 xã). Diện tích, dân số tăng, theo đó, số hộ nghèo cũng tăng lên, tập trung ở các xã vùng ven. Trên nền tảng cuộc vận động "Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, TP Hòa Bình đang dồn lực để đảm bảo an sinh xã hội cho những xã vùng ven phát triển.

Thanh niên tiên phong trong chuyển đổi cây trồng ở xã Văn Nghĩa

(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả ở nông thôn, nhưng anh Bùi Văn Chúc, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) luôn xác định tự thân vận động, lựa chọn đường hướng phát triển kinh tế riêng. Thực hiện từ năm 2017, mô hình trồng cây ăn quả có múi kết hợp kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi do anh làm chủ đã bước đầu đem lại kết quả.

Tín dụng tiết kiệm - mô hình nhỏ, lợi ích lớn

(HBĐT) - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều mô hình tiết kiệm theo tinh thần học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các mô hình tiết kiệm đã góp phần không nhỏ giúp chị em phát triển kinh tế và chia sẻ khó khăn, được chị em nhiệt tình hưởng ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục