(HBĐT) - Để xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội và là vùng động lực kinh tế của tỉnh, những năm qua, TP Hòa Bình đặc biệt coi trọng công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh. Lãnh đạo thành phố đã tổ chức gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp (DN), đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, lợi thế của địa phương đến các thị trường tiềm năng. Trên địa bàn đã thu hút đầu tư được nhiều dự án trọng điểm, có ảnh hưởng lớn đến phát triển KT - XH, làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị, tạo tiền đề xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025.



Công ty CP may xuất nhập khẩu Sma ViNa Việt - Hàn, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Đến nay, trên địa bàn thành phố có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký 276.803 nghìn USD và 160 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký trên 27.648.280 triệu đồng. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp 72 dự án, du lịch 17 dự án, dịch vụ - thương mại 41 dự án, đào tạo 4 dự án, hạ tầng công nghiệp 2 dự án, hạ tầng - đô thị 16 dự án, khai thác khoáng sản 8 dự án và một số dự án lĩnh vực trồng rừng, nghĩa trang, chợ.

Để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, Thành ủy, UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo lập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị và các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt; tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để người dân, DN biết, thực hiện, giám sát. Chỉ đạo tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện, làm cơ sở thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch được duyệt. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khu, cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư. 

Bên cạnh đó, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), kiến nghị loại bỏ những TTHC phức tạp, không còn phù hợp, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân. Các TTHC được niêm yết công khai, đầy đủ tại trụ sở làm việc, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND thành phố và UBND các phường, xã. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước được duy trì, góp phần tích cực cải cách TTHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và sự hài lòng của người dân, DN. Việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế văn hóa công sở được quan tâm, qua đó hạn chế những bất cập, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của một số cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức. Bước đầu thực hiện chính quyền điện tử của thành phố; tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân, DN. 

Môi trường đầu tư kinh doanh có sự cải thiện rõ rệt, tuy nhiên, đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình đánh giá, nhiệm vụ này vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 2 khu công nghiệp Mông Hóa và Yên Quang quá chậm, khiến nhà đầu tư thứ cấp muốn vào đầu tư nhưng không có đất sạch. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố hiện thực hiện GPMB 63 dự án, gặp khó giữa nhóm dự án tự thỏa thuận và nhóm dự án phải thu hồi đất để GPMB. Đối với dự án tự thỏa thuận, có khi chỉ vài nghìn m2, nhà đầu tư có thể bỏ số tiền rất cao để mua, trong khi thực hiện những dự án phải thu hồi đất như cầu, đường, giá bồi thường theo quy định, vì thế, người dân nảy sinh vấn đề so sánh, gây khó khăn cho tiến độ thực hiện dự án. Từ thực tế này, đề nghị Sở TN&MT tham mưu với tỉnh có cơ chế quản lý chặt chẽ nhóm dự án tự thỏa thuận GPMB để thuận lợi triển khai các dự án đầu tư.

Đại hội Đảng bộ TP Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển KT - XH; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại... Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Theo đó, một trong những chương trình trọng tâm Thành ủy chỉ đạo là thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên thu hút những nhà đầu tư có năng lực, phù hợp với danh mục các dự án, lĩnh vực ưu tiên, đa dạng hóa hình thức đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư lớn trong nước; đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi phát triển mạnh DN. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục đơn giản hóa TTHC, minh bạch hóa các quy định liên quan đến kinh doanh, gia nhập thị trường của DN. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp Yên Mông đạt 80%; cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ đạt 100%; cụm công nghiệp Tiên Tiến đạt trên 50%. Thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giải quyết nhiều lao động tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà, Mông Hóa và Yên Quang.

         
Bình Giang

Các tin khác


Tiếp sức để doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19

Hàng loạt giải pháp ứng phó, các gói hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ giúp "sức khỏe" của các doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng

(HBĐT) - Ngày 14/11, tại tỉnh Phú Thọ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Thọ đồng chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái tổ chức Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020. 

Sản xuất cây ăn quả có múi đối diện nhiều thách thức

(HBĐT) - Vài năm trước, nhờ trồng cây ăn quả có múi (CAQCM), nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc là những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín tại thị trường trong nước. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất đã tạo nên phong trào trồng CAQCM tại nhiều xã, thị trấn. Người dân ồ ạt trồng CAQCM không theo quy hoạch là nguyên nhân chính dẫn tới sản xuất đối diện với nhiều rủi ro về giá bán, thị trường tiêu thụ. Cùng với đó là tình trạng sâu bệnh gây hại trên CAQCM khó kiểm soát.

Huyện Tân Lạc: Trên 3.400 lao động nông thôn được dạy nghề

(HBĐT) - Thực hiện việc dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện Tân Lạc đã căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương và khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, huyện đã lựa chọn chủ yếu 3 nghề để đào tạo là: Trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp. Các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế, lồng ghép giữa lý thuyết với thực hành trong từng mô hình sản xuất để người học dễ áp dụng, tự tạo việc làm cho mình và mang lại hiệu quả rõ nét.

Phát triển hạ tầng giao thông tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

(HBĐT) - "Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm "đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước. Trên cơ sở những thành quả, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngành GTVT mạnh dạn đề xuất các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng GTVT, phục vụ phát triển KT-XH" - đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết.

Hội nghị chuyên đề Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2020

(HBĐT) - Chiều 13/11, Liên minh HTX tỉnh tổ chưc hội nghị chuyên đề Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2020. Tham dự hội nghị gồm 13 HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2019 và 3 HTX đang chờ kết quả công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục