(HBĐT) - Ngày 17/11, Ban KT - NS (HĐND tỉnh) tiến hành giám sát tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công là trụ sở làm việc, sơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh tại Sở Tài chính. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Lãnh đạo Ban KT - NS (HĐND tỉnh) phát biểu kết luận tại hội nghị giám sát.
Theo báo cáo của Sở Tài chính, từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 có hiệu lực thi hành, công tác kiểm kê, công tác báo cáo tài sản công dần đi vào nề nếp, tài sản tại các cơ quan, đơn vị được hạch toán cơ bản về hiện vật và giá trị. Đối với trụ sở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khác thuộc phạm vi của tỉnh, Sở Tài chính đã phối hợp với các ngành thành viên BCĐ 167 của tỉnh đi kiểm tra, rà soát, lập phương án sắp xếp lại và đề nghị UBND tỉnh phê duyệt phương án theo quy định. Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý còn nhiều hạn chế như: Nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản, việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đẩy đủ. Hiệu quả sử dụng cũng như việc tính toán lợi ích kinh tế trong tương lai của các tài sản của các đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều đơn vị mang tài sản là nhà đất đi kinh doanh, cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép và chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, nhất là tài sản có nguồn gốc từ ngân sách địa phương...
Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công là các trụ sở, các cơ sở hoạt động sự nghiệp có đảm bảo theo đúng quy định, hiệu quả, đúng công năng sử dụng. Việc quản lý đất, quản lý trụ sở đối với một số thiết chế văn hóa quan trọng của tỉnh như: Rạp chiếu phim, trụ sở nhà văn hóa, công trình bể bơi, sân vận động... công tác quản lý, phương án sử dụng đối với trụ sở UBND các xã sau sáp nhập và các thiết chế văn hóa tại cơ sở sau khi sáp nhập xóm, xã. Việc quản lý đất đối với các công trình đầu tư ngân sách Nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí và việc quản lý tài sản đất đối với các công ty sau cổ phần...
Phát biểu tại buổi giám sát, lãnh đạo Ban KT-NS (HĐND tỉnh) đồng tình với những ý kiến thảo luận tại buổi giám sát, những đề xuất, kiến nghị của Sở Tài chính. Trên cơ sở đó, Ban KT-NS có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng hợp và có đề xuất trình các cơ quan có thẩm quyển xem xét, giải quyết.
Đ.H
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Thống Nhất (Lạc Thủy) đã có sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Phong trào thi đua chung sức XDNTM được Nhân dân tích cực hưởng ứng, qua đó đã phát huy sức mạnh nội lực, vai trò chủ thể của người dân, góp phần giúp xã đạt 19 tiêu chí NTM.
Giá vàng trong nước sáng đầu tuần (16/11) không có nhiều biến động.
Hàng loạt giải pháp ứng phó, các gói hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ giúp "sức khỏe" của các doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
(HBĐT) - Ngày 14/11, tại tỉnh Phú Thọ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Thọ đồng chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái tổ chức Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020.
(HBĐT) - Vài năm trước, nhờ trồng cây ăn quả có múi (CAQCM), nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc là những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín tại thị trường trong nước. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất đã tạo nên phong trào trồng CAQCM tại nhiều xã, thị trấn. Người dân ồ ạt trồng CAQCM không theo quy hoạch là nguyên nhân chính dẫn tới sản xuất đối diện với nhiều rủi ro về giá bán, thị trường tiêu thụ. Cùng với đó là tình trạng sâu bệnh gây hại trên CAQCM khó kiểm soát.
(HBĐT) - Thực hiện việc dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện Tân Lạc đã căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương và khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, huyện đã lựa chọn chủ yếu 3 nghề để đào tạo là: Trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp. Các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế, lồng ghép giữa lý thuyết với thực hành trong từng mô hình sản xuất để người học dễ áp dụng, tự tạo việc làm cho mình và mang lại hiệu quả rõ nét.