(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Kim Bôi vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi cùng tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ dân.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhưng Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, truyền tải kịp thời vốn ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng thụ hưởng khác. Đồng chí Lê Việt Hà, Giám đốc PGD NHCSXH huyện cho biết: PGD huyện đang triển khai thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách. Đến hết tháng 10/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 429,5 tỷ đồng, với 17.514 khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay trong 10 tháng năm nay đạt trên 144 tỷ đồng, đáp ứng cho hơn 4.400 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Từ vốn vay của NHCSXH đã giúp các hộ xây dựng được trên 1.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tạo việc làm cho trên 120 lao động và giúp nhiều hộ sửa chữa, xây dựng nhà ở mới. Vốn chính sách tiếp tục trở thành đòn bẩy đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để từng bước thoát nghèo.
Hộ ông Bùi Văn Xum, xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình thoát nghèo nhờ được vay vốn chính sách. Ông Xum đưa chúng tôi đi thăm chuồng nuôi trâu và lợn nái, những vật nuôi đem lại thu nhập cho gia đình ông. Con trâu đã lấy giống, qua Tết Nguyên đán sẽ sinh sản, còn 3 con lợn nái đang độ sinh sản, lứa vừa rồi gia đình ông thu hơn 20 triệu đồng tiền bán lợn con. Ban đầu, gia đình ông vay 15 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH để mua lợn giống. Sau này, gia đình tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện vay thêm 30 triệu đồng để mua trâu giống. "Trước đây, điều kiện kinh tế rất khó khăn nên nguồn vốn vay NHCSXH đã giúp gia đình phát triển chăn nuôi, từng bước cải thiện cuộc sống. Đời sống đỡ vất vả hơn. Gia đình tôi sẽ cố gắng chăm sóc tốt vật nuôi để có thu nhập, vừa trả nợ cho ngân hàng, vừa để phát triển kinh tế ” - ông Xum chia sẻ:
Cùng ở xóm Chiềng, gia đình bà Bùi Thị Tám cũng được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư nuôi cá. Khu sản xuất của gia đình bà Tám rộng hơn 1 ha, có đồi rừng, ao cá rộng và chuồng trại chăn nuôi. Cách đây 4 năm, gia đình bà vay vốn NHCSXH để mua cá giống. Cùng với nuôi cá, gia đình bà còn nuôi 4 con bò sinh sản. "Trước đây, gia đình tôi nuôi lợn nhưng đúng vào thời điểm dịch bệnh, rồi giá lợn xuống thấp (năm 2017) nên bị thua lỗ nặng. Hiện, lợn đang được giá, sang năm tôi có ý định sẽ tái đàn. Gia đình mong muốn tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện cho vay thêm để đầu tư phát triển kinh tế” - bà Tám bày tỏ.
Mong muốn của bà Tám cũng là nguyện vọng của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kim Bôi. Thực tế, mặc dù tăng trưởng dư nợ từ đầu năm đến hết tháng 10/2020 đạt hơn 30 tỷ đồng, nhưng vẫn có nhiều hộ dân, nhất là ở các xã sau sáp nhập có nhu cầu vay vốn chính sách nhưng không tiếp cận được. Dư nợ bình quân của huyện mới đạt 30 triệu đồng/hộ vay, mức vay này còn thấp so với nhu cầu thực tế của bà con. Đồng chí Lê Việt Hà cho biết thêm: Những năm qua, vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã góp phần đảm an sinh xã hội, giúp huyện mỗi năm có trên 1.000 hộ thoát nghèo. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc bình xét cho vay, sử dụng vốn vay của các hộ dân để sử dụng vốn vay hiệu quả, giúp hộ vay nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngày 17/11, Ban KT - NS (HĐND tỉnh) tiến hành giám sát tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công là trụ sở làm việc, sơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh tại Sở Tài chính. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Diện mạo nông thôn từng bước đổi thay, người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là ở các xã nghèo từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần qua từng năm... Đó là những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 16, ngày 11/8/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về "tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 16).
(HBĐT) - Để xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội và là vùng động lực kinh tế của tỉnh, những năm qua, TP Hòa Bình đặc biệt coi trọng công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh. Lãnh đạo thành phố đã tổ chức gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp (DN), đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, lợi thế của địa phương đến các thị trường tiềm năng. Trên địa bàn đã thu hút đầu tư được nhiều dự án trọng điểm, có ảnh hưởng lớn đến phát triển KT - XH, làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị, tạo tiền đề xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025.
Thời gian gần đây, tại tỉnh Bắc Giang xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào công cuộc tái cơ cấu nền nông nghiệp chung của toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 16/11, UBND tỉnh tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 11/2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp. Tham gia buổi tiếp có các đồng chí trong Hội đồng tiếp công dân của tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương có liên quan.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Thống Nhất (Lạc Thủy) đã có sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Phong trào thi đua chung sức XDNTM được Nhân dân tích cực hưởng ứng, qua đó đã phát huy sức mạnh nội lực, vai trò chủ thể của người dân, góp phần giúp xã đạt 19 tiêu chí NTM.