(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập.



Phát triển chăn nuôi gia súc đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm cho gia đình ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng, xã Tú Lý (Đà Bắc). 

Là huyện vùng cao địa hình chủ yếu đồi, núi, là điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng cũng như thuận lợi về nguồn thức ăn, bãi chăn thả gia súc. Do đó, từ xưa, người dân Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi, trở thành nguồn thu nhập quan trọng. Xác định, chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, năm 2012, Huyện ủy Đà Bắc ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU về phát triển chăn nuôi đại gia súc, giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đây là bước ngoặt quan trọng để phát triển chăn nuôi đem lại giá trị bền vững. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trước khi Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 06, chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện chủ yếu nhỏ lẻ với hình thức thả rông vào rừng nên hiệu quả kinh tế chưa cao, tình trạng gia súc chết do đói, rét, dịch bệnh vẫn phổ biến. Từ khi ban hành nghị quyết đến nay, chăn nuôi gia súc có  chuyển biến tích cực. Nông hộ chú trọng việc trồng cỏ, đa số hộ dân chuyển từ thả rông sang nuôi nhốt hoặc chăn dắt, có những hộ chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lên tới vài chục con. Đến nay, toàn huyện đã trồng được gần 100 ha cỏ voi, rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp, được bà con tận dụng làm thức ăn cho gia súc.

Phát triển chăn nuôi gia súc, huyện tập trung vào các vật nuôi: trâu (trên 8.800 con), bò (trên 9.200 con), lợn (hơn 23.000 con) và dê (gần 8.000 con). Trong đó, trâu, bò, lợn được nuôi rộng khắp các xã, thị trấn, dê đang phát triển nhanh, tập trung ở các xã có nhiều núi đá như Nánh Nghê, Hiền Lương, Tân Minh. 

Như nhiều hộ dân ở xóm Tằm, xã Cao Sơn, trước đây, gia đình ông Bàn Văn Quý thường thả rông trâu, bò lên rừng. Từ khi được giao rừng, gia đình ông đã chuyển sang nuôi nhốt vỗ béo, hoặc chăn dắt ở đồi, rừng của gia đình. Trên diện tích đất đồi rộng hơn 2 ha, ông Quý trồng ngô, có vụ trồng lúa và dành một phần diện tích để chăn dắt trâu. Ông Quý chia sẻ: "Nuôi trâu rất phù hợp vì có chỗ chăn dắt, thuận lợi về nguồn thức ăn. So với cách nuôi thả rông trước đây thì khi chăn dắt, trâu phát triển nhanh, béo tốt hơn. Sắp tới, gia đình tôi tiếp tục đầu tư mua thêm trâu về nuôi vì giá cả thị trường ổn định, thương lái đến hỏi tận nhà mua trâu".

Không có diện tích đồi rừng để chăn dắt trâu, bò như gia đình ông Quý, nhiều hộ ở xã Tú Lý  chuyển sang nuôi nhốt hoàn toàn. Người dân tận dụng diện tích đất ven suối, bờ ao, đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ voi để nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện, xã Tú Lý có trên 20 ha đất trồng cỏ voi. Gia đình ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng là một trong những hộ chăn nuôi tiêu biểu ở xã. Cách đây khoảng 8 năm, gia đình ông Dũng nuôi 2 con bò sinh sản. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông đã đầu tư mua thêm bò giống. Mấy năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình ông Dũng duy trì nuôi từ 20 - 25 con, trong đó có 10 con bò sinh sản. Để chăm sóc tốt cho đàn bò, ông trồng gần 1 ha cỏ voi. Nhờ nắm vững kỹ thuật, đàn bò phát triển tốt, mỗi năm gia đình ông xuất bán từ 7 - 10 con, đem lại thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng mỗi năm. 

Ngoài gia đình ông Dũng, ở xã Tú Lý và một số xã trên địa bàn huyện có không ít hộ sở hữu đàn gia súc lên tới vài chục con. Với đầu ra ổn định, chăn nuôi gia súc thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi ở huyện vùng cao Đà Bắc. "Với tổng đàn gia súc như hiện nay là phù hợp với tiềm năng của địa phương. Xác định chăn nuôi gia súc tiếp tục là thế mạnh, trong thời gian tới, huyện tích cực hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật cho bà con. Định hướng các loại gia súc phù hợp tiềm năng, lợi thế của từng khu vực để phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân" - đồng chí Bùi Khắc Vinh nhấn mạnh.

      
 Viết Đào

Các tin khác


Doanh nghiệp xuất khẩu hào hứng với RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết giữa 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 15-11 vừa qua trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm gần một phần ba dân số và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đang sẵn sàng để đón nhận những lợi ích từ hiệp định này.

Khai mạc Hội chợ Thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình năm 2020

(HBĐT) - Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình năm 2020 (Hội chợ). Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương). Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ; lãnh đạo các ban, sở, ngành, huyện, thành phố, doanh nghiệp và đông đảo Nhân dân.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 20,77% so với cùng kỳ năm trước

(HBĐT) - Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 105,955 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 805,2 triệu USD, tăng 20,77% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 78,02% kế hoạch năm.

Phấn đấu hợp long cầu Hòa Bình 2 vào cuối năm 2020

(HBĐT) - Dự án cầu Hòa Bình 2 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2536/QĐ-UBND, ngày 30/10/2018, tổng mức đầu tư 590,81 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đây là công trình giao thông trọng điểm, sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông, là điểm nhấn về cảnh quan, kiến trúc, thúc đẩy đầu tư mở rộng không gian đô thị của TP Hòa Bình.

Tạo chuyển biến thực chất trong xây dựng đô thị văn minh

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác dân vận được đổi mới, chú trọng tới tính hiệu quả, góp phần xây dựng đô thị văn minh, môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đô thị cần giải quyết trong quá trình phát triển. Để giải quyết những khó khăn, hạn chế trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành đề án nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025, hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến thực chất trong xây dựng đô thị văn minh.

Xã Nhân Mỹ: Phát huy vốn vay ưu đãi để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Được tiếp cận vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để từng bước thoát nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục