(HBĐT) - Vẫn còn nhiều đơn vị chiếm giữ nhà đất vượt định mức, sử dụng tài sản Nhà nước sai mục đích, cho thuê tài sản tạo nguồn thu không hợp pháp, sử dụng tài sản lãng phí, không hiệu quả. Đó là đánh giá của Sở Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.


Công trình trụ sở Trung tâm Giống vật nuôi thủy sản, thuộc Sở NN&PTNT đã xuống cấp nhưng không có nguồn kinh phí để duy tu, sửa chữa. 

Theo báo cáo của Sở Tài chính về hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, tính đến ngày 30/9/2020, các cơ quan Nhà nước đang quản lý về đất là 1.782 cơ sở đất, diện tích hơn 3,7 triệu m2, trị giá hơn 1.962 triệu đồng; 1.254 ngôi nhà, diện tích hơn 374 triệu m2, trị giá hơn 1.485 triệu đồng. Đối với các đơn vị sự nghiệp hiện quản lý 2.318 cơ sở đất, diện tích hơn 7,7 triệu m2, giá trị hơn 3.636 triệu đồng; 5.740 ngôi nhà, diện tích sàn xây dựng hơn 1.397 nghìn m2, nguyên giá 4.586 triệu đồng. Đối với các tổ chức hiện quản lý 36 cơ sở đất, diện tích 160 nghìn m2, giá trị hơn 276 triệu đồng; 115 ngôi nhà, diện tích sàn xây dựng hơn 65 nghìn m2, nguyên giá hơn 278 triệu đồng. Sở Tài chính đã tiến hành sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ tổng số cơ sở nhà, đất 2.880 cơ sở, tổng diện tích đất hơn 8.610 nghìn m2 đất, tổng diện tích sàn xây dựng nhà 1.408 nghìn m2.

Theo đánh giá của Sở Tài chính, nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản, việc hạch toán, theo dõi tài sản không kịp thời, đầy đủ, kế toán chưa tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định đúng chế độ quy định, thậm chí có đơn vị không phản ánh tài sản vào sổ sách, báo cáo kế toán, hoặc theo dõi tài sản trong sổ sách kế toán nhưng thực tế không có tài sản. Đây là kẽ hở để phát sinh thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước. Nhiều cơ quan, đơn vị mang tài sản nhà, đất đi kinh doanh, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là các tài sản có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Một số cơ quan, đơn vị sử dụng trụ sở, nhưng chưa có hồ sơ pháp lý về nhà đất, gây khó khăn trong quá trình quản lý, dễ làm thất thoát, lãng phí do bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích.

Qua công tác giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng chí Phạm Thanh Bình, Phó Ban KT-NS (HĐND tỉnh) cho biết: Trong quá trình giám sát tại các địa phương về công tác quản lý, sử dụng tài sản công, có nhiều sở, ngành hiện vẫn có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc không quản lý được diện tích đất, cũng như công trình trụ sở được giao. Trong đó, phải kể đến một số thiết chế văn hóa quan trọng của tỉnh, hoặc các trung tâm thuộc các sở, ngành. Đối với cấp huyện, là tình trạng trụ sở UBND các xã, thị trấn sau khi sáp nhập vẫn chưa có kế hoạch sử dụng, gây lãng phí công trình. Ngoài ra, nhiều diện tích đất thuộc quản lý của Nhà nước bị lấn chiếm, hoặc bàn giao không đủ, hoặc chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý, nhưng chưa có phương án giải quyết. Đặc biệt, nhiều đơn vị sự nghiệp sau khi tự chủ về tài chính hầu như không bố trí kinh phí tu sửa trụ sở, công trình nên bị xuống cấp trầm trọng.

Đồng chí Hoàng Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho rằng: Nguyên nhân của thực trạng trên là do hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công chưa đồng bộ, phân tán, còn nhiều thiếu sót, nhiều văn bản khi ban hành chưa sát với yêu cầu thực tế phát sinh. Công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài sản chưa toàn diện. Sự phối hợp giữa cơ quan thanh, kiểm tra và cơ quan chuyên môn chưa thật sự chặt chẽ. Việc phân cấp quản lý Nhà nước và quản lý về tài sản công chưa gắn trách nhiệm với quyền hạn trong việc quản lý tài sản, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản còn nhẹ, mang tính hình thức.

Trước thực tế đó, lãnh đạo Sở Tài chính cho rằng, để quản lý, sử dụng có hiệu quả trụ sở làm việc, đơn vị sự nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn được giao sử dụng. Trước mắt, ngành sẽ rà soát, đánh giá một cách tổng thể các công trình trụ sở, tài sản công trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục khảo sát thực tế để hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng, hoặc xử lý bán đấu giá đối với các công trình trụ sở không sử dụng. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở về việc lập sổ theo dõi, kiểm kê tài sản theo đúng quy định, để đảm bảo việc sử dụng các công trình hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.


Phương Linh


Các tin khác


Huyện Cao Phong thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU: Đòn bẩy tạo các chuỗi cung ứng khép kín

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 13/11/2014 của BTV Tỉnh ủy về cơ chế tiêu thụ nông sản, Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND, ngày 4/11/2015 của UBND tỉnh ban hành quy chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã triển khai, thông tin kịp thời nội dung nghị quyết, chính sách phát triển tiêu thụ nông sản đến các xã, thị trấn, các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực tại địa phương để thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Chính phủ đồng ý cho tỉnh chuyển mục đích sử dụng 43,96 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Công văn số 1681/TTg-NN, ngày 30/11/2020 về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

"Giải bài toán" cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thu hút đầu tư, tuy nhiên, tỉnh chưa đón được dự án lớn có năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng cao để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế. Mật độ doanh nghiệp (DN) bình quân trên 1.000 dân còn thấp, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố. Năm 2019, trên bảng xếp hạng Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hòa Bình vẫn ở vị trí 48/63 tỉnh, thành phố.
Bài 2 - Nhận diện đúng để tạo bước đột phá

Mô hình nuôi cá dầm xanh ở xã Mai Hịch

(HBĐT) - Cá dầm xanh được xem như đặc sản bởi mùi vị thơm ngon, chế biến món gì cũng hấp dẫn, luôn được niêm yết giá cao tại các nhà hàng. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã duy trì, mở rộng diện tích ao cá, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11: Nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao

(HBĐT) - Chiều 30/11, UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11, cho ý kiến vào các vấn đề quan trọng của tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục