(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Đoàn Thanh niên (ĐTN) xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, hỗ trợ kịp thời, tạo động lực để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế.


Anh Bùi Văn Thản, đoàn viên xóm Rẽ Vơng là thanh niên tiêu biểu của xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) với sản phẩm Ớt Rẽ được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Quyết Thắng là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn. Xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Phú Lương, Phúc Tuy và Chí Thiện nên địa bàn rộng, có trên 870 ĐVTN. Đồng chí Bùi Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã Quyết Thắng chia sẻ: Do đời sống còn nhiều khó khăn, nhiều ĐVTN trong xã chọn đi làm ăn xa để có thu nhập ổn định. Ngoài ra, cũng có một số ĐVTN lựa chọn lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn và kiến thức về phát triển kinh tế. Thấu hiểu những khó khăn đó, thời gian qua, Đoàn xã đã phối hợp Trung tâm Học tập cộng đồng xã mở các lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức các phiên giao dịch, giới thiệu việc làm cho ĐVTN. Thông qua những hoạt động đó khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của tuổi trẻ, có những ĐVTN đã, đang đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở xã Quyết Thắng.

Tiêu biểu như đoàn viên Bùi Văn Huế, Chi đoàn xóm Đảng 2, người tiên phong trong việc cải tạo giống gà ri bản địa, xây dựng thành công thương hiệu giống gà ri Chí Thiện. Năm 2008, anh Huế khởi nghiệp với việc đầu tư lò ấp giống gà ri bản địa. Với sự quyết tâm, nỗ lực, kiên trì học hỏi, đến nay, anh Huế đã trở thành tấm gương sáng để ĐVTN và người dân ở địa phương noi theo. Mô hình nuôi gà ri thả đồi, cung cấp giống gà ri bản địa đem lại cho anh Huế thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng mỗi năm. Năm 2015, anh Huế được nhận Giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng.

Anh Bùi Văn Thản, xóm Rẽ Vơng cũng là một trong những thanh niên tiêu biểu về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Anh Thản hiện là Giám đốc HTX Nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp Phú Lương. Năm 2013, anh Thản sưu tầm công thức giấm ớt truyền thống của người Mường và cho ra đời sản phẩm Ớt Rẽ. Đến nay, sản phẩm được khách hàng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng, với trên 50 nghìn chai bán ra thị trường. Vừa qua, Ớt Rẽ được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh, tiếp tục mở ra cơ hội để anh Thản mở rộng thị trường, nâng cao giá trị kinh tế. Đồng thời, cũng mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho bà con ở địa phương.

Đó chỉ là 2 trong những gương ĐVTN tiêu biểu của xã Quyết Thắng gặt hái được thành công khi lựa chọn lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Để tiếp tục đồng hành cùng ĐVTN, đồng chí Bùi Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã cho biết: Đoàn xã tiếp tục chú trọng tập huấn về kỹ thuật cho ĐVTN, nắm bắt tâm tư, nhu cầu của ĐVTN để đề xuất Ngân hàng CSXH làm thủ tục vay vốn. Hiện, Đoàn xã nhận ủy thác vốn vay của Ngân hàng CSXH tổng dư nợ 9 tỷ đồng, với 9 tổ tiết kiệm và vay vốn.


Viết Đào


Các tin khác


Hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm đạt 7,59%, quy mô nền kinh tế mở rộng, lạm phát được kiểm soát. Cùng với phát triển các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao.

Huyện Cao Phong thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU: Đòn bẩy tạo các chuỗi cung ứng khép kín

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 13/11/2014 của BTV Tỉnh ủy về cơ chế tiêu thụ nông sản, Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND, ngày 4/11/2015 của UBND tỉnh ban hành quy chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã triển khai, thông tin kịp thời nội dung nghị quyết, chính sách phát triển tiêu thụ nông sản đến các xã, thị trấn, các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực tại địa phương để thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Chính phủ đồng ý cho tỉnh chuyển mục đích sử dụng 43,96 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Công văn số 1681/TTg-NN, ngày 30/11/2020 về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

"Giải bài toán" cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thu hút đầu tư, tuy nhiên, tỉnh chưa đón được dự án lớn có năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng cao để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế. Mật độ doanh nghiệp (DN) bình quân trên 1.000 dân còn thấp, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố. Năm 2019, trên bảng xếp hạng Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hòa Bình vẫn ở vị trí 48/63 tỉnh, thành phố.
Bài 2 - Nhận diện đúng để tạo bước đột phá

Mô hình nuôi cá dầm xanh ở xã Mai Hịch

(HBĐT) - Cá dầm xanh được xem như đặc sản bởi mùi vị thơm ngon, chế biến món gì cũng hấp dẫn, luôn được niêm yết giá cao tại các nhà hàng. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã duy trì, mở rộng diện tích ao cá, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục