(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) trên địa bàn huyện Kim Bôi ngày càng có sức lan tỏa, thu hút nhiều nông dân tham gia. Từ phong trào, nhiều hộ vươn lên làm giàu, thoát nghèo trên mảnh đất quê hương.



Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Bùi Đức Chinh, xóm Trạo, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Mô hình gia trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Bùi Đức Chinh, xóm Trạo có quy mô 17 khoang chuồng, nuôi 15 con lợn nái. Mỗi lứa lợn đẻ anh đều để nuôi lợn thịt theo phương pháp bán công nghiệp. Lứa này gối lứa kia, cứ 6 tháng xuất 1 lứa từ 70-80 con cho thị trường Hà Nội. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt từ 1,5-2 triệu đồng/con. Ngoài ra, gia đình anh bán hàng tạp hóa, làm đại lý cấp 1 cho công ty thức ăn chăn nuôi ở Hải Dương phục vụ Nhân dân trên địa bàn. Nhiều năm liền, gia đình anh Chinh được biểu dương hộ nông dân SXKDG cấp huyện.

Gia đình anh Bùi Đức Chinh là một trong nhiều điển hình nông dân tiêu biểu  thi đua SXKDG của huyện. Được xác định là 1 trong 3 phong trào lớn của Hội, phong trào nông dân thi đua SXKDG được các cấp HND huyện quan tâm, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Ngay từ đầu năm, các cấp Hội phát động phong trào thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững, đã có 7.892 hộ nông dân đăng ký hộ SXKDG các cấp. HND chủ động phối hợp các ngành chức năng mở lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, thăm quan học tập, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, động viên hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất; đầu tư có trọng điểm, phù hợp thực tế của hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu của thị trường; chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ hộ gia đình, sang sản xuất mang tính chất nhóm, tổ...

Bên cạnh đó, các cấp HND huyện làm tốt vai trò cầu nối với ngân hàng, tạo điều kiện để bà con tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng mô hình sản xuất, chăn nuôi. Đến nay, tổng số vốn ủy thác của các ngân hàng trên 550 tỷ đồng, thông qua 197 tổ cho gần 10.000 hộ vay phát triển sản xuất. Hội liên kết với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đầu tư, cung ứng 52 tấn phân bón các loại theo phương thức trả chậm cho nông dân; 137 tấn thức ăn gia súc; hỗ trợ 403 cây giống bảo đảm chất lượng cho hội viên. Hoạt động xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân được chú trọng, đến nay, tổng nguồn quỹ do Hội quản lý, sử dụng gần 3 tỷ đồng, cho 100 hộ vay thực hiện 13 mô hình chăn nuôi, trồng trọt.

Từ trong phong trào nông dân thi đua SXKDG, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến. Chất lượng, hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, có nhiều mô hình phát triển kinh tế quy mô sản xuất lớn, vốn kinh doanh hàng trăm triệu đồng, thu hút hàng chục lao động, thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, như mô hình trồng cây có múi ở xã Tú Sơn, mô hình nuôi ong, chăn nuôi lợn ở xã Hợp Tiến…

Đồng chí Đinh Tất Thắng, Chủ tịch HND huyện cho biết: Phong trào nông dân thi đua SXKDG đã góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản, nhiều hội viên nông dân liên kết tham gia sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất khép kín, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; phát huy thế mạnh của mỗi địa phương. Phong trào cũng góp phần xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân; thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả. Thời gian tới, HND các cấp trong huyện tiếp tục đẩy mạnh thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tuyên truyền, vận động nông dân gắn sản xuất với thị trường.

        
Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Tập trung bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường trọng điểm, huy động sức dân tham gia làm đường giao thông nông thôn (GTNT). Đó là những giải pháp huyện Lạc Thủy tích cực triển khai nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Xã Lâm Sơn: Giữ gìn thương hiệu “Làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh”

(HBĐT) - Hình thành và phát triển từ hơn 20 năm nay, làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được nhiều người biết đến, với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo chế tác trên đá và gỗ. Năm 2017, địa phương vinh dự được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống. Hiện, các nghệ nhân làng nghề vẫn hàng ngày miệt mài với công việc chế tác để gìn giữ, phát triển thương hiệu.

Tăng cường phối hợp kiểm soát trọng tải phương tiện và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

(HBĐT) - Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 8/10/2019 về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Năm 2020, tỉnh có 44 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Chiều 18/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 (lần 2). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chủ trì hội nghị. 

Bỏ phiếu xét, công nhận xã Toàn Sơn đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Sáng 18/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

Thành phố Hòa Bình: Ban hành 9 Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(HBĐT) - Trong tháng 11, TP Hòa Bình đã ban hành 9 Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với số tiền trên 19 tỷ đồng; phối hợp với chủ dự án chi trả cho các hộ dân với số tiền 46 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục