(HBĐT) - Chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm nổi bật, mang hương vị đặc biệt, được nhiều người biết đến. Chè Sông Bôi có hương vị đậm đà, chát ngọt, màu vàng sáng quyện với hương thơm tự nhiên, khiến người dùng như được tiếp thêm năng lượng, cơ thể thoải mái, dễ chịu… Với kết quả xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi mở ra cơ hội đưa hương chè bay xa hơn. Lộ trình năm 2021, sẽ xây dựng giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Lạc Thủy.
Sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH 2 thành viên Sông Bôi
Thăng Long đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cây chè được trồng trên vùng đất sông Bôi - nơi có khí hậu ôn hòa, điều kiện thổ nhưỡng thích hợp. Sản phẩm chè sau khi được sấy khô trở thành thức uống quen thuộc hàng ngày, cung cấp nhiều loại vitamin và dưỡng chất, đồng thời là thứ quà không thể thiếu trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện quan trọng của địa phương.
Muốn có sản phẩm chè ngon, việc lựa chọn giống cây chè rất quan trọng. Sau nhiều năm chọn lọc, nghiên cứu, từ năm 2006, giống chè mới LDP1 được thử nghiệm thành công và nhân ra diện rộng ở Lạc Thủy. Đây là giống chè có ưu điểm nổi trội, phù hợp đồng đất, khí hậu nơi đây, khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt. Đến nay, diện tích chè của công ty phát triển lên 250 ha, trồng tập trung ở các xã Phú Thành, Phú Nghĩa, Đồng Tâm và thị trấn Chi Nê, với khoảng 500 hộ tham gia trồng chè, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Bình quân 1 năm, công ty sản xuất được 130 tấn chè khô, giá bán bình quân 100 nghìn đồng/kg, cho doanh thu 13 tỷ đồng. Thị trường chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước Đông Âu.
Để chè Sông Bôi đạt đến sự tinh túy, những búp chè tươi sau khi hái được xào đầu (héo nhẹ), nhằm làm giảm đi một lượng ẩm nhất định, làm đọt chè mềm mại hơn, tạo thuận lợi cho quá trình diệt men tiếp theo được triệt để. Chè được vò kỹ, sấy khô. Việc sấy chè được thực hiện sau khi vò chè nhằm làm giảm lượng nước trong chè đến độ ẩm cần thiết, cố định một phần độ xoăn của cánh chè sau khi vò, đồng thời góp phần tăng hương thơm cho chè thành phẩm. Cuối cùng, chè được sàng, tách, thu sản phẩm chè đạt chất lượng để đóng gói. Quy cách đóng gói trong bao bì hộp giấy 100 g, 200 g và 500 g, sản phẩm chè Sông Bôi đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Ông Phạm Văn Nho, Giám đốc công ty cho biết: Với khát khao nâng cao chất lượng, chuẩn hóa quy trình sản xuất cây chè nhằm phát triển lợi thế của quê hương, chúng tôi quyết tâm đưa sản phẩm chè Sông Bôi ngày càng đến với nhiều gia đình Việt và thị trường quốc tế. Thị trường của sản phẩm chè Sông Bôi càng vươn xa, đồng nghĩa với chất lượng chè được khẳng định. Việc chè Sông Bôi trở thành một đặc sản của vùng đất Lạc Thủy góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao doanh thu của công ty và thu nhập của người lao động địa phương.
(HBĐT) - Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành nông nghiệp chiếm 22,12% GRDP của tỉnh; đã hình thành một số mặt hàng chủ lực như cam, bưởi, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, cá sông Đà..., với sản lượng hàng năm khá lớn. Tuy nhiên, phần lớn các nông sản chủ lực này mới được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chưa được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, chưa qua chế biến, tinh chế, giá trị gia tăng thấp.
(HBĐT) - Ngày 25/12, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung cầu cho các HTX năm 2020. Dự hội nghị có 150 đại biểu đại diện cho 30 doanh nghiệp tiêu thụ, bán lẻ nông sản thực phẩm trong và ngoài tỉnh, cùng 30 HTX trên địa bàn tỉnh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng hàng hóa bán ra bị ứ đọng, lượng hàng tồn kho lớn cho nên các doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất, kinh doanh hàng điện máy đã không ngừng tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu nhằm kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Bên cạnh những cửa hàng, DN làm ăn chân chính, hiện có không ít trường hợp cố tình tuồn hàng kém chất lượng ra thị trường tiêu thụ, xâm hại tới quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (NTD).
(HBĐT) - Chiều 24/12, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN&PTNT năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta, dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.