(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) được tổ chức mới đây, khi tính đến ngày 20/12, số kế hoạch VĐTC năm 2020 mới giải ngân đạt 58% kế hoạch vốn HĐND tỉnh, 56% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ.
Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, dự án đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) đang được gấp rút hoàn thành.
Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2020 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 4.421,825 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch vốn giao từ đầu năm 4.071,425 tỷ đồng, kế hoạch vốn được giao bổ sung trong năm 350 tỷ đồng từ nguồn tăng thu NST.Ư năm 2018. Số kế hoạch vốn đã được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch ĐTC năm 2020 của tỉnh là 4.298,805 tỷ đồng, thấp hơn số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, do nguồn thu từ sử dụng đất phải trích cho ngân sách huyện điều tiết 565,920 tỷ đồng theo quy định. Đến ngày 31/7, UBND tỉnh đã hoàn thành việc giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2020 cho các dự án.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến mọi mặt đời sống KT-XH và hoạt động thu, chi NSNN, ngày 7/10/2020, UBND tỉnh có Công văn số 1711/UBND-TCTM về giải pháp điều hành một số nhiệm vụ tài chính - ngân sách những tháng cuối năm 2020, trong đó, tạm dừng giải ngân nguồn VĐTC ngân sách tỉnh năm 2020 nguồn vốn đầu tư trong cân đối, số vốn 100,077 tỷ đồng và nguồn vốn khác 10,4 tỷ đồng. Vì vậy, tổng số vốn được phép giải ngân theo Thủ tướng giao 4.321,7 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 4.188,3 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 20/12, số kế hoạch vốn đã giải ngân 2.411,1 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 56% kế hoạch vốn Thủ tướng giao. Cụ thể, vốn cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 1.279,7 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 63% kế hoạch vốn Thủ tướng giao. Vốn NST.Ư trong nước giải ngân 1.047,2 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch vốn năm 2020 của HĐND tỉnh và Thủ tướng giao. Vốn ODA giải ngân 134,6 tỷ đồng, đạt 18% kế hoạch vốn giao. Vốn bổ sung kế hoạch năm 2020 từ nguồn tăng thu NST.Ư năm 2018 giải ngân 84,2 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch giao.
Mặc dù có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của UBND tỉnh tại các cuộc họp đánh giá tình hình giải ngân kế hoạch VĐTC, đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành, chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân VĐTC, cùng với việc điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn giữa các dự án, nhưng đến nay, kết quả giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2020 của tỉnh còn thấp so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước. Bên cạnh một số chương trình, dự án giải ngân đạt từ 80% trở lên, vẫn còn một số chương trình, dự án tỷ lệ giải ngân thấp (dưới 50%), hoặc chưa giải ngân. Nhất là nguồn vốn ODA năm 2020, bố trí vốn cho 15 dự án, có 9 dự án đã giải ngân (3 dự án cơ bản giải ngân hết kế hoạch vốn giao; 6 dự án giải ngân dưới 40%, trong đó 3 dự án dưới 5%); 6 dự án chưa thực hiện giải ngân.
Đối với NST.Ư trong nước bố trí vốn cho 12 chương trình mục tiêu, gồm 19 cơ quan, đơn vị thì có 8 cơ quan, đơn vị tỷ lệ giải ngân trên 80%; 4 cơ quan, đơn vị trên 60%; 7 cơ quan, đơn vị dưới 50%, trong đó, UBND huyện Lương Sơn, Ban quản lý các công trình NN&PTNT, Bộ CHQS tỉnh tỷ lệ giải ngân dưới 30%; Sở Y tế chưa thực hiện giải ngân.
Nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh tỷ lệ giải ngân đạt 90% kế hoạch vốn giao. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư được giao số vốn cao, nhưng tỷ lệ giải ngân thấp. Cụ thể, UBND huyện Mai Châu mới đạt 31%, UBND huyện Lạc Thủy 43%, UBND huyện Lương Sơn 46%...
Cũng tính đến ngày 20/12, số kế hoạch vốn kéo dài từ năm 2018 sang năm 2020 giải ngân đạt 82,4%; kế hoạch vốn kéo dài từ năm 2019 sang, giải ngân mới đạt 64,8% kế hoạch vốn giao.
Trao đổi về tình hình giải ngân VĐTC, đồng chí Lê Hoài Thanh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh thông tin thêm: Trong thu hồi tạm ứng, theo kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ngày 7/5/2020, thời điểm đó, dư nợ quá hạn là 193 tỷ đồng, hiện vẫn còn hơn 12 tỷ đồng của 3 đơn vị. Ngoài ra, dư nợ tạm ứng một số dự án mới quá hạn một vài tháng và hết hạn trong tháng 12, theo tổng hợp, đến nay còn 194 tỷ đồng. Số này có liên quan đến việc thanh toán trong tháng 1/2021, nếu các nhà thầu để quá thời hạn 31/12/2020 không hoàn ứng, thì ảnh hưởng tới việc thanh toán trong tháng 1/2021. Do vậy, đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý lưu ý thu hồi tạm ứng xây lắp cũng như các chi phí khác, kể cả trong công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều dự án chưa thu hồi được, nên vướng mắc trong giải ngân. Đối với nguồn vốn kéo dài từ năm 2018, 2019, hiện còn 171 tỷ đồng, đề nghị các đơn vị khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để thanh toán, bởi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giải ngân đến 31/12/2020.
Để phấn đấu giải ngân hết kế hoạch VĐTC năm 2020, Sở KH&ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư khẩn trương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn giao đảm bảo đến hết ngày 31/1/2021 đạt 100%, đặc biệt đối với các dự án đến nay có tỷ lệ giải ngân thấp hoặc chưa giải ngân. Hoàn thiện hồ sơ thanh toán tại Kho bạc Nhà nước đối với các dự án đã có khối lượng hoàn thành. Các chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn từ nguồn thu sử dụng đất có nhu cầu giải ngân sớm gửi hồ sơ đến Sở Tài chính làm căn cứ điều hành dự toán. Tăng cường đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, tăng tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn của các dự án sử dụng nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA và vốn dự phòng NST.Ư.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Nhận thấy những tính năng vượt trội cũng như tiềm năng, lợi thế của các loại dược liệu quý tại Hòa Bình, tháng 6/2017, Công ty TNHH MTV Thương Hảo, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) được thành lập với mục tiêu chế biến sâu các sản phẩm dược liệu đặc trưng của tỉnh, trong đó lựa chọn cà gai leo là sản phẩm chủ lực.
(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh có 71 sản phẩm OCOP được gắn sao, trong đó, 18 sản phẩm 4 sao, 53 sản phẩm 3 sao. Đây là cơ hội cho các sản phẩm của địa phương chắp cánh và là động lực phát triển kinh tế nông thôn. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT về mục tiêu, giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới. Sau đây là nội dung:
Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) vừa chính thức ra mắt, tham gia vào thị trường hàng không, trở thành hãng hàng không thứ sáu của Việt Nam sau Vietnam Airlines, VietJet, Pacijic Airlines, Bamboo, Vasco.
(HBĐT) - Tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng núi cao, thời gian qua, nhiều nông dân xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đưa cây dược liệu như xạ đen, hương nhu… vào trồng thử nghiệm, bước đầu cho thu nhập, mở lối thoát nghèo tại địa phương.
(HBĐT) - Sở Tài chính vừa có Công văn số 3021/STC-QLG&CS về hướng dẫn quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công.
(HBĐT) - Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành nông nghiệp chiếm 22,12% GRDP của tỉnh; đã hình thành một số mặt hàng chủ lực như cam, bưởi, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, cá sông Đà..., với sản lượng hàng năm khá lớn. Tuy nhiên, phần lớn các nông sản chủ lực này mới được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chưa được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, chưa qua chế biến, tinh chế, giá trị gia tăng thấp.