(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có 118 trang trại (TT) chăn nuôi. Trong đó, có 71 TT nuôi gia cầm, gồm: 59 TT nuôi gia cầm thương phẩm quy mô lớn từ 3.000 - 40.000 con/chuồng/lứa; 7 TT nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 5.000 - 50.000 con; 5 cơ sở nuôi gà giống quy mô từ 10.000 - 170.000 con, cung cấp khoảng 10 triệu con gà giống/năm và 16,8 triệu quả trứng giống/năm.
Có 3 trang trại chăn nuôi bò của Công ty T&T 159, quy mô
từ 500 - 4.000 con bò thịt và bò cái sinh sản, năm 2019 xuất chuồng 12.750 con,
sản lượng thịt hơi 7.018 tấn; 2 trang trại chăn nuôi vỗ béo bò 3B tại huyện
LạcThủy, quy mô 100 - 200 con, sản lượng thịt hơi 420 tấn/năm.
Đối với chăn nuôi lợn, hiện có 41 TT chăn nuôi lợn nái và
hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, với 20.700 con lợn nái, cung cấp khoảng 207
nghìn con giống/lứa, 517,5 nghìn con giống/năm và 44.680 con lợn thịt và hậu
bị, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 8.042 tấn/năm. Ngoài ra, còn có 1 trang trại
chăn nuôi dê, quy mô từ 200 - 300 con.
Những năm qua, hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô
trang trại, gia trại được các địa phương trong tỉnh chú trọng, khuyến khích
phát triển. Hướng phát triển này góp phần khai thác được tiềm năng, lợi thế và
phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế
bền vững.
V.Đ
(HBĐT) -Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc từng ngày được cải thiện. Trong đó, việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đã tạo đòn bẩy, thực sự trở thành "bà đỡ” của người nghèo và các đối tượng chính sách trong hành trình vượt lên đói, nghèo.
(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế huyện Lương Sơn được đánh giá có tăng trưởng khá cao. Kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư, nâng cấp, diện mạo nông thôn thay đổi, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt.
(HBĐT) - Năm 2020 được coi là dấu ấn đặc biệt của thành phố Hòa Bình - năm thực hiện sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố. Đây là nhiệm vụ chiến lược, tạo vị thế mới cho thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh. Với diện mạo mới, thành phố hiện nay có 10 phường, 9 xã với 348,65 km2, dân số trên 135.000 người.
(HBĐT) - Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của Sở NN&PTNT, cùng tinh thần nỗ lực vượt khó của nông dân, năm 2020, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH.
(HBĐT) - Năm 2020, từ tác động của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới, cùng với đó là thiên tai bất thường, thời tiết khô hạn cực đoan tiếp tục diễn ra gay gắt, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển KT-XH của tỉnh ta. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, KT-XH của tỉnh trong năm 2020 đã đạt được những kết quả nhất định.
(HBĐT) - Trong bức tranh chung về năng lực cạnh tranh của cả nước, tỉnh nằm trong nhóm điều hành khá. Song, tiềm năng và không gian cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn rất lớn, bởi Hòa Bình có vị trí quan trọng tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Không chỉ có lợi thế phát triển công nghiệp, tỉnh còn có tiềm năng, cơ hội rất lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đặc sản, không gian phát triển du lịch, dịch vụ lý tưởng.