(HBĐT) - Trong bức tranh chung về năng lực cạnh tranh của cả nước, tỉnh nằm trong nhóm điều hành khá. Song, tiềm năng và không gian cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn rất lớn, bởi Hòa Bình có vị trí quan trọng tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Không chỉ có lợi thế phát triển công nghiệp, tỉnh còn có tiềm năng, cơ hội rất lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đặc sản, không gian phát triển du lịch, dịch vụ lý tưởng.


 Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tăng nguồn thu ngân sách. 

Năm 2020, nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện kèm theo Quyết định số 97/QĐ-UBND, ngày 16/1/2020, trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan có liên quan thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số PCI theo lĩnh vực do ngành mình quản lý. Thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) luôn được xem là "nút thắt” trong thu hút đầu tư, do vậy, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đơn giản hóa TTHC, khắc phục tình trạng rườm rà, phức tạp, kéo dài thời gian, dẫn đến làm lỡ cơ hội của nhà đầu tư (NĐT).

Theo đó, trong năm, ngành chức năng đã thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong ngày (đối với hồ sơ hợp lệ theo quy định), trường hợp phức tạp không quá 2 ngày. Triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng và trả kết quả qua đơn vị dịch vụ đạt tiêu chuẩn dịch vụ công mức độ 4. Các sở, ngành, địa phương đã thực hiện 100% đấu thầu qua mạng với gói thầu dưới 10 tỷ đồng, đặc biệt, đã thực hiện một số gói thầu có giá trị trên 10 tỷ đồng. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để năm 2021 sẽ đấu thầu qua mạng 100% gói thầu giá trị dưới 20 tỷ đồng. Với kết quả này, tỉnh được xếp thứ 3 toàn quốc về thực hiện đấu thầu qua mạng. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng CNTT được chú trọng, triển khai đồng bộ, nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh được thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm cải thiện chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Nhằm giải quyết vướng mắc cho các dự án có tác động đến phát triển KT - XH của tỉnh, Sở KH&ĐT làm đầu mối tiếp nhận khó khăn của các DN, NĐT đang thực hiện dự án trên địa bàn; kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết. Trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đối thoại với DN, NĐT, qua đó tiếp thu, giải quyết nhiều ý kiến của DN đề xuất, kiến nghị, tạo điều kiện giúp DN hoạt động thuận lợi, hiệu quả.

TTHC trong lĩnh vực đất đai được xem là phiền hà hàng đầu của DN. Hầu hết các dự án đầu tư nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đều phải thực hiện cơ chế NĐT tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất với người dân. Qua nắm bắt, việc nhận chuyển nhượng vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng mua đất để "đầu cơ", ép DN chuyển nhượng giá cao có xu hướng gia tăng, làm xấu môi trường thu hút đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Do vậy, xây dựng cơ chế hỗ trợ NĐT thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất, giải phóng mặt bằng bước đầu được các huyện, thành phố quan tâm. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho hay: Thời gian qua, huyện đã làm tốt công tác thu hút đầu tư. Huyện trực tiếp đứng ra giải phóng mặt bằng giúp NĐT và sẵn sàng giúp DN làm thủ tục về đất đai, xây dựng. Đây là cách làm mới, điểm mạnh của huyện để tạo niềm tin với NĐT vào địa bàn. Đến nay, huyện đã có 25 dự án được cấp phép đầu tư SX-KD, với tổng vốn đầu tư 596,7 tỷ đồng.

Cũng để tháo gỡ khó khăn về đất đai, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, công tác quy hoạch đất đai, xây dựng được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh lại để hạn chế chồng chéo. Điểm nhấn trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) trong năm 2020 để triển khai trong năm 2021. Đây được xem là động thái mạnh nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng sở, ngành, địa phương, cán bộ, công chức, giúp môi trường đầu tư của tỉnh minh bạch, thực chất, hiệu quả hơn.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và chủ động vào cuộc của các cấp, ngành, năm 2020, công tác thu hút đầu tư của tỉnh đạt kết quả nhất định. Toàn tỉnh đã có 49 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư khoảng 16.900 tỷ đồng và 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 3,6 triệu USD được quyết định chủ trương đầu tư. Theo đó, lũy kế đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 600 dự án đầu tư, trong đó có 41 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng 587,6 triệu USD và 559 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký khoảng 87.250 tỷ đồng. Ngoài ra, có 425 DN đăng ký thành lập mới. Lũy kế đến hết năm 2020, toàn tỉnh ước có 4.000 DN, tổng số vốn đăng ký gần 45.000 tỷ đồng.

 

Hoàng Nga


Các tin khác


Xã Tân Minh: Nâng cao thu nhập từ trồng rừng

(HBĐT) - Với địa bàn rộng, đồi núi có độ dốc cao, xã Tân Minh (Đà Bắc) gặp nhiều khó khăn trong việc xác định cây trồng chủ lực phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Nhạy bén, khắc phục những khó khăn của địa hình tự nhiên, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi hướng trồng rừng sản xuất, tận dụng từng "tấc đất, tấc vàng” để mở rộng diện tích. Qua đó, nỗ lực nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần tăng độ che phủ rừng, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Phát triển đường bay trục Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

Các hãng hàng không trong nước thời gian qua đã xác định chiến lược phát triển hướng vào đường bay trục Hà Nội - TP Hồ Chí Minh để chiếm lĩnh thị phần hành khách nội địa trong bối cảnh các đường bay quốc tế tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) vừa qua đã triển khai hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới có tính đột phá trên đường bay này.

Sức bật thị trường giao dịch hàng hóa trong bối cảnh hội nhập và hậu Covid-19

Sáng 28-12, tại Hà Nội, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tổ chức hội thảo khoa học "Sức bật của thị trường giao dịch hàng hóa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của Covid-19”.

Trách nhiệm, quyết liệt hơn trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) được tổ chức mới đây, khi tính đến ngày 20/12, số kế hoạch VĐTC năm 2020 mới giải ngân đạt 58% kế hoạch vốn HĐND tỉnh, 56% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục