(HBĐT) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 02-NQ/TU, ngày 28/12/2015 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đã đạt được kết quả tích cực. Hoạt động CN góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu KT-XH, song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, cải cách hành chính, thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN, ưu tiên phát triển CN có lợi thế, gắn với bảo vệ môi trường.


Công ty CP may xuất khẩu Sungilvina hoạt động ổn định tại cụm công nghiệp Đông Lai - Thanh Hối (Tân Lạc), giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.  Ảnh: P.v

Tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 1.510 ha, 21 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 820,7 ha. Đối với KCN, 3/8 khu có chủ đầu tư hạ tầng, 2/8 khu có hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh là KCN bờ trái Sông Đà và KCN Lương Sơn. Các KCN có 98 dự án, trong đó, 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 518,05 triệu USD và 72 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 7.396,87 tỷ đồng. Giá trị sản xuất CN doanh nghiệp KCN đạt 14.118 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 181,4 tỷ đồng/năm. Đối với các CCN, UBND tỉnh đã quyết định thành lập 16 CCN, giao chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 cụm. Tỷ lệ lấp đầy các CNN đạt 46,7%. Có 6 CCN tại các huyện: Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đi vào hoạt động, thu hút 13 dự án thứ cấp với 41,2 ha, giải quyết việc làm cho 700 lao động. Đến hết năm 2020, tỉnh có 334 dự án sản xuất CN, trong đó, 138 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất CN của tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá, năng lực sản xuất CN được nâng cao trong các ngành chế tạo điện tử, máy móc, cơ khí, may mặc, khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm... 

Qua 5 năm thực hiện NQ số 02-NQ/TU, một số chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt so với chỉ tiêu NQ đề ra. Tỉnh đã ban hành một số quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CN-TTCN. Việc đầu tư hạ tầng KCN, CCN có chuyển biến tích cực. Các dự án phát triển CN-TTCN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu NSNN. Đến nay, có 2/3 chỉ tiêu đạt và vượt, gồm: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân đạt 10,5%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN bình quân ước đạt 16,4%. 1 chỉ tiêu không đạt là tỷ trọng CN chiếm 38,89% cơ cấu kinh tế (NQ đề ra là tỷ trọng CN chiếm 77,8% cơ cấu kinh tế). 

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn hạn chế như: Công tác thu hút đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN còn nhỏ lẻ, sản phẩm chưa tạo được sức cạnh tranh. Công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch chưa nhiều. Hạ tầng KCN, CCN chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Chưa có tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư để ưu tiên nhà đầu tư có năng lực cao hơn, phát huy lợi thế của tỉnh. Công tác giải phóng mặt bằng chậm, quỹ đất sạch để thu hút đầu tư chưa nhiều. Tỷ lệ đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN đạt thấp, hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN chưa được quan tâm đúng mức. Giá thuê đất tại KCN của tỉnh cao, chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Hiện, nhà đầu tư có xu hướng đề xuất đầu tư ngoài KCN, CCN. 

Các ngành chức năng, các địa phương đang xây dựng kế hoạch cụ thể hóa NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tham mưu đề xuất các định hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện NQ số 02 của Tỉnh ủy về phát triển CN-TTCN, thực hiện định hướng phát triển CN là động lực của nền kinh tế với tốc độ, tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường. Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN như: Yên Quang, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Lạc Thịnh; mở rộng KCN Lạc Thịnh lên khoảng 1.000 ha; nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích các KCN trên 80%. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các khu, CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
Tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu thực hiện các giải pháp về xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực để phát triển hạ tầng, triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực CN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN. Trong quá trình thực hiện đặc biệt quan tâm tới quản lý tốt môi trường bền vững. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường với trọng tâm là công nghiệp chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử trên cơ sở phát triển các khu chế biến và các vùng nguyên liệu phụ trợ; phát triển CN điện năng công nghệ mới, tiêu hao ít năng lượng, sản xuất xanh. Đồng thời rà soát, xử lý dứt điểm các dự án sản xuất CN hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Kiên quyết xử lý những dự án triển khai không bảo đảm tiến độ cam kết theo quy định pháp luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút dự án có giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng cường phối hợp thực hiện công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN; phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng các KCN triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, phát triển CN theo hướng gắn với bảo vệ môi trường, phát triển CN có giá trị gia tăng cao, phát triển CN với đô thị, dịch vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về đất đai cho người dân nhằm nâng cao hiểu biết, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân có đất nằm trong quy hoạch các KCN, tạo sự đồng thuận về chủ trương phát triển KCN của tỉnh. 


Lê Chung

Các tin khác


Báo Nga ấn tượng về thành tựu kinh tế và đối ngoại của Việt Nam

Báo điện tử Mùa xuân nước Nga bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh và triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Cải lão hoàn đồng cho… bò bằng ăn ngon, nằm đệm và nghe tin tức

Nhạc hiệu của đài tiếng nói Việt Nam vừa bật lên là trong chuồng mấy chục đôi tai cùng ngỏng dậy, hướng về một phía, mắt mở to tròn, đuôi ve vẩy đầy phấn khích…

Dòng vốn dịch chuyển, tìm sức bật cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Khi môi trường lãi suất ở Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới đang ở mức rất thấp, các quỹ đầu tư tại đó sẽ xem xét chuyển hướng đầu tư vào các thị trường mới nổi, cận biên như Việt Nam để tăng hiệu quả về lợi nhuận.

Hiệu quả từ Chương trình OCOP ở các tỉnh miền bắc

Hiện nay, khu vực phía bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Đây được xem là một lợi thế để các tỉnh miền bắc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, đồng thời là giải pháp quan trọng để thực hiện tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Tổng số thu ngân sách năm 2020 do ngành thuế quản lý vượt thu 24.349 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng cục Thuế vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2020. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Cam Cao Phong giữ vững thương hiệu trước biến động thị trường

(HBĐT) - Trước sự cạnh tranh của nhiều loại cam trên thị trường, cam Cao Phong vẫn luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, nhất là người dân Hà Nội. Hiện tại, cam lòng vàng giá bán tại vườn từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, cam Canh từ 22.000 - 25.000 đồng/kg. So với cam của các địa phương, cam Cao Phong có mức giá tốt (cam Tuyên Quang khoảng 5.000 đồng/kg, cam Hà Giang từ 6.000 - 7.000 đồng/kg…).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục