Nguồn cung khan hiếm, nguồn cầu tăng, nhất là tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam khi đang hình thành TP Thủ Đức; Các dự án chưa đủ thủ tục pháp lý mở bán với "giá ảo" tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc... là những thách thức cần tháo gỡ ngay từ đầu năm của thị trường bất động sản.

Hàng loạt thách thức

Trao đổi về thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội năm 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam nhận định, nền kinh tế và thu nhập suy giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang làm giảm lực cầu mua nhà ở, cũng như đầu tư kinh doanh BĐS lâu dài và xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường BĐS từ các ngành kinh tế khác làm tăng lực cầu đầu tư trong ngắn hạn. Điều này đang làm thị trường nóng lên ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận.


Khu phía Đông TP Hồ Chí Minh đang nổi lên các dự án BĐS căn hộ cao cấp và thu hút khá nhiều khách hàng quan tâm. Ảnh: Hoàng Tuyết.

Hiện nay, trên thị trường, loại hình căn hộ chỉ hấp thụ tốt ở phân khúc bình dân và chậm ở phân khúc cao cấp. Kể cả những dự án được đánh giá là chất lượng tốt cũng có tỉ lệ hấp thụ không cao. Hàng tồn trên thị trường chủ yếu nằm ở căn hộ có giá trên 35 triệu đồng/m², nhà đất có giá trên 100 triệu đồng/m². Nhiều giao dịch trên thị trường chào bán khá phổ biến, nhưng khó thành công vì giao dịch lần đầu cao, khó được thị trường hấp thụ lại.

Trong khi đó, quá trình đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng 50% so với năm 2019, các vùng Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30%... nhưng giao dịch chủ yếu là sự "qua lại" giữa các nhà đầu cơ.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, lực cầu đang dồn về khu vực thành lập TP Thủ Đức như: Quận 9, Quận 2, Quận Thủ Đức và lan tỏa sang cả khu vực miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, lực cầu này là ngắn hạn, các nhà đầu tư tham gia với mục đích sinh lời nhanh rồi rút vốn, đó chính là tính "ảo" của thị trường khu vực này.

Bên cạnh đó, mặt bằng giá mới tại TP Hồ Chí Minh đã được thiết lập, các dự án thuộc phân khúc bình dân đã biến thành trung cấp, dự án thuộc phân khúc trung cấp biến thành cao cấp. Điều đáng nói, sự thay đổi phân khúc là vì tăng giá chứ không phải vì tăng chất lượng của các dự án. Điều này là bất thường bởi không phản ánh đúng giá trị của BĐS, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững.

Dự báo cung cầu

Theo ông Nguyễn Văn Đính, các dự án đang bị vướng mắc pháp lý sẽ được tháo gỡ từ đầu năm, khiến nguồn cung sẽ tăng mạnh so với năm 2020.


Thị trường BĐS 2021 đón nhận nhiều xung lực.

Cụ thể, tại Hà Nội, ngay quý I-II, dự kiến sẽ có hàng vạn sản phẩm với đa dạng các phân khúc chào hàng thị trường. Trong đó, khu vực phía bắc và tây Hà Nội chiếm tỷ trọng nhiều nhất. TP Hồ Chí Minh sẽ có khoảng 20 dự án chào hàng trong 6 tháng đầu năm 2021, cung cấp ra thị trường khoảng 3 vạn sản phẩm với đủ loại phân khúc, hứa hẹn thị trường chất lượng hơn cho hoạt động kinh doanh và môi giới BĐS.

Lực cầu thị trường cũng sẽ tăng trở lại vì kinh tế Việt Nam giữ nhịp, đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn, đồng nghĩa một số ngành kinh tế khác sẽ hồi phục, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ngắn hạn quay trở lại thị trường truyền thống dài hạn.

Các chuyên gia BĐS dự báo, nhu cầu về phân khúc căn hộ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2021, với khoảng từ 90.000-100.000 sản phẩm căn hộ được giao dịch tại 2 thành phố này. Trong khi đó, đất nền vẫn là sản phẩm được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất tại các địa phương ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng sẽ khan hiếm dần vì các địa phương cũng hạn chế cho phát triển dự án đất nền, chỉ còn chủ yếu ở những dự án đấu giá. Riêng loại hình nhà ở xã hội vẫn có nhu cầu lớn, đặc biệt nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp. 

Về giá BĐS, giá căn hộ tại Hà Nội có thể giữ nguyên hoặc tăng nhẹ so với 2020, còn tại TP Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng vẫn có chiều hướng tăng. Giá nhà đất tại các khu đô thị được đầu tư tốt, chất lượng tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2021, dự báo tăng khoảng 5-10% so với năm 2020...


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Doanh thu của doanh nghiệp các khu công nghiệp đạt trên 15.700 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngày 12/1, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.

Cục Thuế tỉnh triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021

(HBĐT) - Ngày 12/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020, triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

Giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 02-NQ/TU, ngày 28/12/2015 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đã đạt được kết quả tích cực. Hoạt động CN góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu KT-XH, song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, cải cách hành chính, thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN, ưu tiên phát triển CN có lợi thế, gắn với bảo vệ môi trường.

Huyện Lương Sơn xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn có quốc lộ (QL) 6, QL 12B, đường Hồ Chí Minh đi qua, với tổng chiều dài gần 38 km; 6 tuyến tỉnh lộ do T.Ư ủy thác, tổng chiều dài gần 53 km. Ngoài ra, các tuyến đường huyện có chiều dài trên 54 km và hơn 500 km đường trục xã, liên thôn. Huyện đã, đang tranh thủ mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư các công trình giao thông trọng điểm với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, tập trung vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị để phấn đấu đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Khơi nguồn sáng tạo, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

HBĐT) - Với mục tiêu khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sức sáng tạo, tạo cơ hội tốt nhất để phụ nữ vươn lên. Những năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ hội viên khởi nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn, xây dựng mô hình kinh tế; thực hiện hiệu quả đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018-2020.

Cựu chiến binh xã Tú Sơn: Thi đua làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Với phương châm "Xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Tú Sơn (Kim Bôi) luôn phát huy phẩm chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình. Mỗi CCB là tấm gương sáng, cần cù, chịu khó học hỏi để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thực tế tại cơ sở. Hết năm 2020, toàn Hội giảm được 108 hộ nghèo, cận nghèo; thu nhập bình quân đạt 36,5 triệu đồng/hội viên; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 75%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục