(HBĐT) - Với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, tăng cường lồng ghép nguồn lực và thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người dân các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK), Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững triển khai trên địa bàn tỉnh năm 2020 tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh hiện còn 8,6%, giảm 2,8% so với kế hoạch, giảm 2,76% so với năm 2019.


Hộ cận nghèo xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được hỗ trợ con giống để phát triển sản xuất, tạo nguồn sinh kế giảm nghèo bền vững.

Tết này, cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo ở xóm Khụ, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) ổn định hơn từ khi tham gia mô hình hỗ trợ nhân rộng giảm nghèo. Có những trường hợp như hộ ông Bùi Văn Long được giao 1 con bò sinh sản để chăn nuôi. Trong các năm 2019, 2020, bò đẻ 2 lần liên tiếp, giúp nhân số con trong đàn. Từ việc được cấp con giống, các hộ hưởng lợi tích cực bỏ công sức lao động để có nguồn sinh kế, thu nhập.

Đồng chí Bùi Văn Chính, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Chương trình giao bò giống chăn nuôi cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chương trình hỗ trợ hiệu quả nhất được ngành LĐ-TB&XH triển khai thuộc Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Với đặc thù về thổ nhưỡng, khí hậu, đồng cỏ của địa phương, việc thực hiện dự án phù hợp, thiết thực với hộ nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện để họ phát triển sản xuất, có tư liệu giống, vốn làm ra của cải, vật chất. Trong các năm 2018 - 2020, dự án đã đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã: Chí Đạo, Văn Sơn, Ngọc Sơn, Phúc Tuy, Tân Mỹ, Xuất Hóa, Quyết Thắng... Từ đây, tiếp động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo. Dự án đồng thời góp phần thực hiện công tác giảm nghèo của địa phương, với tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 11,87%, giảm 3,28%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 16,28%, giảm 11,7% so với năm 2019.

Giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững cũng đồng loạt được thực hiện và phát huy vai trò, tác dụng tại các địa phương khác như: Cao Phong, Yên Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi... Bên cạnh triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn, phát triển sản xuất, nhà ở, BHYT, quan tâm hỗ trợ các mô hình sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Huy động nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của nhiều huyện đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra, như tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Thủy còn 8,38%, giảm 2,87%; huyện Cao Phong còn 8,5%, giảm 4,03% so với năm 2019...

Theo đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cùng với Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có tầm quan trọng, ý nghĩa rất lớn đối với phát triển KTXH của tỉnh. Chính bởi vậy, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, kết luận, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về công tác giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, ủng hộ của Nhân dân, phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM", "Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" được triển khai rộng khắp. Toàn tỉnh đã huy động Nhân dân đóng góp trên 735 tỷ đồng xây dựng NTM. Xuất hiện nhiều đơn vị hoàn thành xuất sắc, toàn diện kế hoạch phát triển KT-XH theo nghị quyết đại hội Đảng bộ, nghị quyết HĐND cùng cấp đề ra. Phong trào "Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" huy động Nhân dân đóng góp trên 61 tỷ đồng, trong đó, các tổ chức CT-XH giúp đỡ xã, thôn ĐBKK 35 tỷ đồng.

Từ nhận thức đúng về chương trình, cán bộ, Nhân dân đã thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Cùng với mục tiêu lớn là giảm nghèo bền vững, tỉnh đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng: 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng điều kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK được cấp thẻ BHYT miễn phí. Trên 80% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20 - 25%/năm, bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo, 20 - 30% xã, thôn, bản ĐBKK vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng ĐBKK...


Bùi Minh


Các tin khác


Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), triển khai đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ban hành một số chính sách, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện.

Sức vóc thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Từ một thị xã nghèo, "núp bóng” nhà máy thủy điện Hòa Bình năm nào, TP Hòa Bình đang vươn lên thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, hành động, diện mạo, vươn tới những giá trị to lớn hơn, hiện đại, mang bản sắc riêng có, xứng đáng với trung tâm đô thị lớn của tỉnh và vùng Tây Bắc.

Kiểm tra, bàn giải pháp phát triển khu công nghiệp Mông Hóa, Yên Quang

(HBĐT) - Sáng 21/1, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng đã tổ chức buổi làm việc, kiểm tra hiện trường, bàn việc phát triển 2 khu công nghiệp (KCN) Mông Hóa và Yên Quang (TP Hòa Bình).

Xã Đồng Tâm: Vững bước trên chặng đường mới

(HBĐT) - Năm 2020, những kết quả đạt được trong phát triển KT-XH đã đặt nền móng cho bước đi vững chắc hơn trên chặng đường mới 2021 của xã Đồng Tâm. Điểm nhấn trong lãnh đạo phát triển KT-XH, xã chú trọng đưa tỷ trọng cơ cấu kinh tế đi đúng hướng, với nông, lâm, thủy sản chiếm 19%; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 30%; dịch vụ, du lịch và thu nhập khác 51%.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Ngày 19/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (Ban QLDA) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Dấu ấn vượt khó của doanh nghiệp các khu công nghiệp

(HBĐT) - Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến các lĩnh vực KT-XH. Hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh cũng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hút đầu tư, tiến độ đầu tư hạ tầng, hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp (DN). Một số DN không có nguyên, vật liệu để sản xuất, hoặc sản xuất ra không thể xuất khẩu, dẫn đến tình trạng phải cắt giảm, cho lao động nghỉ luân phiên, hay phải chuyển đổi sang sản xuất mặt hàng khác, nhằm duy trì hoạt động. Thậm chí có DN phải đóng cửa, tạm dừng SX-KD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục