(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 9/15 xã thuộc vùng III (vùng 135). Những năm qua, huyện đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc thúc đẩy phát triển KT-XH ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135, giúp người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và thay đổi diện mạo cho các xã nghèo.
Đường giao thông nông thôn xóm Giác, xã Phú Vinh (Tân Lạc) được đầu tư, nâng cấp, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của người dân.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về cơ sở
Nói về cách thức triển khai, thực hiện Chương trình 135 nói riêng, chính sách cho người dân vùng ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng phòng Dân tộc huyện chia sẻ: "Chúng tôi luôn thực hiện đúng những nguyên tắc cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho đồng bào vùng ĐBKK, DTTS, đó là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, ý Đảng hợp lòng dân. Thực tế cho thấy, nơi nào người dân tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, nơi đó sớm thoát nghèo”.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác truyền thông, trong những năm qua, Phòng Dân tộc huyện phối hợp Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc tổ chức các hội nghị tập huấn cho đối tượng là chủ tịch, phó chủ tịch UBND và cán bộ văn phòng, địa chính nông nghiệp, xây dựng, trưởng thôn, chủ tịch hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân... các xã về triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình 135. Phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình 135 của Ủy ban Dân tộc kiểm tra, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tình hình thực hiện công trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn một số xã. Tổ chức hội thảo về giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Hàng năm, lồng ghép với cuộc họp của các đoàn thể, khu dân cư tuyên truyền râu rộng đến người dân hiểu về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình. Qua đó, vận động Nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình, dự án phát triển KT-XH, tạo nền cho người dân phát triển sinh kế.
Huy động nguồn lực thực hiện chương trình
Thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020, UBND huyện đã đề ra nhiều giải pháp; coi trọng việc huy động mạnh mẽ sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, sự chung tay đóng góp của cộng đồng dân cư, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án. Giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực huyện huy động thực hiện chương trình trên 104 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư trên 83 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng (vốn Nhà nước 81,941 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 1,467 tỷ đồng). Duy tu, bảo dưỡng công trình tổng kinh phí trên 3,6 tỷ đồng (ngân sách T.Ư hỗ trợ trên 3,2 tỷ đồng, ngân sách huy động trên 400 triệu đồng). Với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Nhà nước hỗ trợ 13,8 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp trên 454 triệu đồng. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Nhà nước hỗ trợ trên 2,1 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 780 triệu đồng để cùng chung tay thực hiện.
Theo khảo sát, giám sát, đánh giá của Phòng Dân tộc huyện cho thấy: Sự tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, vật liệu, hiến đất giải phóng mặt bằng của người dân đã góp phần quan trọng để Chương trình 135 đạt được kết quả tích cực. Hiện, diện mạo các xã 135 đang dần khởi sắc. Mức sống của các hộ thuộc diện đầu tư của chương trình được cải thiện trên mọi mặt. Điều kiện về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh, môi trường cũng được cải thiện. Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vẫn được đảm bảo. Theo đó, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu đạt 7.574,56 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.590 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,38%, đã rút dần khoảng cách giữa các xã vùng khó khăn và thuận lợi trên địa bàn.
Thúy Hằng
(Hội Nhà báo tỉnh)
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND tỉnh về tổ chức phong trào "Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2021. Theo đó, yêu cầu: Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vi, địa phương tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, xuân Tân Sửu 2021 với chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 - 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020... Thời điểm tổ chức phòng trào "Tết trồng cây” bắt đầu từ ngày 17/2/2021 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu).
(HBĐT) - Lạc Thủy là địa phương đi đầu khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, năng suất bình quân đạt trên 100 m3/ha/chu kỳ. Phong trào trồng rừng kinh tế đã phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương có điều kiện.
(HBĐT) - Để dòng điện thông suốt, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua là công việc thầm lặng của những công nhân ngành Điện.
(HBĐT) - Theo Ngân hành Nhà nước (NHNN) tỉnh, tổng nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tính đến ngày 31/1/2021 đạt 29.459 tỷ đồng, tăng 1,5% so với thời điểm 31/12/2020. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư đạt 22.943 tỷ đồng, tăng 4,2% so với thời điểm 31/12/2020, đáp ứng 91,6% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay; tiền gửi trong dân cư chiếm 77% vốn huy động từ TCKT và dân cư.
Đại dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm 2021, nhiều loại thuế, phí đã được Bộ Tài chính miễn giảm cho người dân và doanh nghiệp từ 50-100%. Cùng với đó là nhiều chính sách khác tiếp tục được bộ này nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ thực hiện.
Trong gần 2 tháng đầu tiên của năm 2021, bất chấp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn, có ảnh hưởng lớn hơn, nhưng xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn tăng trưởng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang tìm hướng để không chỉ ổn định sản xuất mà còn phát triển.