(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng, tuy vậy, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã, đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh rừng, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ công nghiệp chế biến, hướng tới xuất khẩu, gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.


Xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) phát triển mạnh trồng rừng sản xuất với diện tích khoảng trên 400 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 

Hiệu quả kinh tế rừng

Theo rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2018, tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh là 298.013 ha, trong đó, quy hoạch rừng sản xuất 149.429 ha, gồm: 69.321,88 ha rừng trồng, 51.976,04 ha đất trống, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế lâm nghiệp, khai thác lợi thế về địa lý, lao động của tỉnh. Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nguyễn Xuân Trường cho biết: Trồng rừng sản xuất đang khẳng định là hướng phát triển kinh tế của nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là ở các địa phương: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân  Lạc, Lạc Sơn… Nhiều năm nay, tỉnh tập trung chỉ đạo, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng. Hàng năm trồng từ 6.000 - 8.000 ha rừng sản xuất, chủ yếu là cây keo tai tượng thực sinh chiếm trên 90%. Hệ thống rừng  giống, vườn ươm giống cây lâm nghiệp được xây dựng, cải tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị; thường xuyên tổ chức hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cho các chủ rừng. Hiện tượng khai thác rừng non cũng giảm dần. Công tác nâng cao giá trị sản phẩm của rừng được các doanh nghiệp chú trọng, quan tâm, đã thực hiện cấp chứng chỉ rừng của doanh nghiệp và liên kết với người dân được 12.000 ha/năm, bước đầu thực hiện chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn. Hiện nay, mật độ che phủ rừng của tỉnh duy trì khoảng 51,5%. Phát triển rừng đang vận hành theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Mức độ đầu tư thâm canh rừng cũng được cải thiện. Nếu giai đoạn 2011 - 2016 đạt bình quân khoảng 60 m3/ha/chu kỳ, đến năm 2019 đạt 65 m3/ha/chu kỳ và năm 2020 năng suất khoảng 70 m3/ha/chu kỳ. Năm 2020, tổng thu nhập từ rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình ước đạt 668 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng so với năm 2019. 
Toàn tỉnh đã có hàng chục cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng. Một số doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến, sản xuất ván MDF vào đầu tư trên địa bàn như: Nhà máy MDF Vinafor - Tân An, công suất thiết kế 54.000 m3 ván MDF và 20.000 m3 ván ghép thanh/năm, hiện đã đầu tư xây dựng xong, bắt đầu đi vào hoạt động; nhà máy MDF Phú Thành, công suất thiết kế 40.000 m3 ván MDF/năm; nhà máy BWG Mai Châu… Đây là những tiền đề để quy hoạch vùng nguyên liệu gắn trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản với thị trường tiêu thụ, phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa...

Hỗ trợ đầu tư thâm canh rừng

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp: Những kết quả phát triển rừng sản xuất mới chỉ là bước đầu, công tác phát triển rừng sản xuất còn những bất cập. Trong đó, năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế rừng trồng của tỉnh thấp so với bình quân chung cả nước, chu kỳ sản xuất chỉ từ 5 - 6 năm, giá trị chỉ đạt khoảng hơn 10,4 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, diện tích rừng quản lý bền vững và cấp chứng chỉ rừng còn ít (diện tích cấp chứng chỉ FSC của cả tỉnh mới chiếm 17% tổng diện tích). Tuổi đời cho một chu kỳ cây rừng sản xuất mất nhiều năm, trong khi đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, tình trạng khai thác rừng non, bán nguyên liệu thô hoặc băm dăm diễn ra phổ biến. Nhiều diện tích rừng không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thấp, thời gian sinh trưởng ngắn, không chuyển hóa thành rừng gỗ lớn. Việc tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh, kết nối thu hút doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất trồng, chế biến còn khó khăn…

Nhằm khắc phục những bất cập, yếu kém trên, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển rừng bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đặt mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, duy trì độ che phủ rừng hàng năm đạt trên 50%; có 3.000 ha rừng trồng gỗ nhỏ chuyển thành rừng gỗ lớn; 6.000 ha rừng trồng mới thâm canh và trồng rừng gỗ lớn bằng cây giống chất lượng cao. 50% diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC); năng suất rừng trồng tăng lên 1,3 lần, sản lượng gỗ trung bình đạt 150 m3/ha/chu kỳ; giá trị thu được trên 1 ha tăng gấp 2,5 lần. Đến năm 2030, có trên 90% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống quy hoạch rừng sản xuất còn dưới 10%; trên 80% diện tích trong quy hoạch rừng sản xuất được cấp chứng chỉ FSC; đóng góp 20% tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. 

Để triển khai thực hiện, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Đề án phát triển bền vững rừng sản xuất giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phân khai nguồn lực, triển khai những giải pháp cụ thể về tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân; các giải pháp về tổ chức quản lý, bình tuyển cây đầu dòng, hỗ trợ sản xuất cây giống có chất lượng; thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư, thâm canh rừng kéo dài chu trì sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn; chuyển hóa sản xuất rừng trồng gỗ nhỏ sang sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn; đào tạo năng lực cho người trồng rừng… Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sản xuất dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường cho biết thêm: Như vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định rõ tầm quan trọng của kinh tế rừng bền vững. Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và đề án phát triển rừng bền vững của UBND tỉnh phù hợp với xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp, xu thế phát triển xanh, bền vững của đất nước. Khi hình thành được vùng nguyên liệu đủ lớn, có chất lượng tốt sẽ là cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư tham gia chuỗi liên kết khép kín sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm gỗ tự nhiên có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Đây là những cơ  hội rất lớn để phát triển kinh tế rừng. 

Lê Chung

Các tin khác


Tăng hỗ trợ, giảm thuế phí cho người dân và doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm 2021, nhiều loại thuế, phí đã được Bộ Tài chính miễn giảm cho người dân và doanh nghiệp từ 50-100%. Cùng với đó là nhiều chính sách khác tiếp tục được bộ này nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ thực hiện.

Xuất khẩu bứt tốc đầu năm 2021

Trong gần 2 tháng đầu tiên của năm 2021, bất chấp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn, có ảnh hưởng lớn hơn, nhưng xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn tăng trưởng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang tìm hướng để không chỉ ổn định sản xuất mà còn phát triển.

Nông dân rộn rã xuống đồng đầu xuân

(HBĐT) - Mặc dù không khí Tết vẫn còn ngập tràn trong mỗi gia đình, bản làng, nhưng ngay từ mùng 2 Tết, nông dân trong tỉnh đã rộn rã xuống đồng  sản xuất. Khí thế lao động hối hả, khẩn trương khắp muôn nơi, những tay cấy thoắn thoắt hòa cùng tiếng cười nói vui vẻ hứa hẹn một vụ sản xuất thắng lợi.

Triển vọng mới trong thu hút đầu tư ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có những thuận lợi cơ bản để thu hút đầu tư. Dù là địa phương vùng xa của tỉnh, huyện có hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh đang phát triển mạnh mẽ như Ninh Bình, có đường Hồ Chí Minh chạy qua; đường kết nối QL 12B với đường Hồ Chí Minh đi QL 1 chuẩn bị đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, huyện từng được biết đến là vùng đất năng động trong phát triển nông nghiệp quy mô lớn; trên địa bàn có những tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…

Nuôi cá “tiến Vua” trên dòng suối Cái

(HBĐT) - Từ xa xưa, dầm xanh là loài cá quý mà bất cứ người nào cũng mong đánh bắt được khi ra sông, suối quăng chài, thả lưới. Thế nhưng, loài cá thơm ngon này lại chỉ sinh sản, sinh trưởng ngoài tự nhiên. Thế mà, gần 20 năm qua, người dân ở xóm Trăng Tà, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã nuôi và chúng đã "chịu” sinh sản trong ao.

Doanh nghiệp ra quân sản xuất thời COVID-19, chúc Tết qua...loa và trực tuyến

Ngay sau Tết Nguyên đán 2021, nhiều doanh nghiệp đã ra quân với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2021, đồng thời, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục