(HBĐT) - Với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh nông, lâm, thủy sản của tỉnh đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy xuất khẩu... UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 tỉnh Hòa Bình.


Năm 2020, tỉnh ta có thêm 44 sản phẩm được chứng nhận OCOP, qua đó nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm của tỉnh

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được UBND tỉnh đưa ra là: Triển khai kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch về công tác đảm bảo ATTP của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành có liên quan. Tiếp tục chỉ đạo, điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm, thủy sản với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả SX-KD trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn tiếp diễn.

Nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền, vận động cơ sở SX-KD nông, lâm, thủy sản tuân thủ pháp luật ATTP..., truyền thông quảng bá SX-KD nông, lâm, thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn; công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện truyền thông.

Triển khai diện rộng Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ NN&PTNT để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo ATTP của các cơ sở SX-KD nông sản, thực phẩm trên địa bàn; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở SX-KD nông, lâm, thủy sản.

Duy trì triển khai các chương trình giám sát VSATTP nông, lâm, thủy sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức thanh kiểm tra, chú trọng thanh tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Phối hợp với các bộ, ngành T.Ư kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc trong SX-KD, xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh dịch Covid-19...


H.N (TH)



Các tin khác


Doanh nghiệp thận trọng đặt mục tiêu cho năm 2021

Đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) năm 2021. Tuy nhiên, các DN đã chủ động lên kịch bản ứng phó ngay từ khâu xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu cao nhất có thể.

Thành phố Hoà Bình: "Phố Vàng" hút khách ngày vía Thần Tài

(HBĐT) - Ngày vía Thần tài năm nay (10/1 tháng Giêng), mặc dù vẫn cảnh giác với dịch bệnh Covid-19, song, đông đảo người dân TP Hoà Bình vẫn đến các hiệu vàng uy tín trên đường Cù Chính Lan để mua vàng với mong muốn một năm làm ăn thuận buồn xuôi gió, cuộc sống sung túc…

Phát triển bền vững rừng sản xuất

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng, tuy vậy, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã, đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh rừng, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ công nghiệp chế biến, hướng tới xuất khẩu, gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Năm 2021, phấn đấu trồng 5.620 ha rừng tập trung

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND tỉnh về tổ chức phong trào "Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2021. Theo đó, yêu cầu: Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vi, địa phương tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, xuân Tân Sửu 2021 với chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 - 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020... Thời điểm tổ chức phòng trào "Tết trồng cây” bắt đầu từ ngày 17/2/2021 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu).

Huyện Lạc Thủy xác định kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn

(HBĐT) - Lạc Thủy là địa phương đi đầu khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, năng suất bình quân đạt trên 100 m3/ha/chu kỳ. Phong trào trồng rừng kinh tế đã phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương có điều kiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục