(HBĐT) - Đầu xuân này, chúng tôi đến thăm xóm Dụ Phượng, xóm có truyền thống trồng rừng hiệu quả của xã Mông Hóa (TP Hòa Bình). Cây rừng sản xuất đã phủ kín toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của xóm.


Ông Nguyễn Xuân Phong, xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) kiểm tra sự phát triển của rừng keo.

Ông Nguyễn Xuân Phong là một trong những người trồng rừng đầu tiên của xóm, hiện diện tích rừng sản xuất của gia đình ông khoảng 20 ha, chủ yếu trồng keo, có tuổi đời 4 năm, đến năm 2024, tức là chu kỳ cây 7 năm sẽ khai thác luân phiên. Ông Phong cho biết: Đất đai của xóm phù hợp nhất là trồng keo. Người dân bắt đầu trồng rừng sản xuất từ năm 2006, đến nay, toàn bộ diện tích rừng của xóm khoảng 400 ha, gia đình nhiều có tới hàng chục ha rừng. Những năm gần đây, người dân đã chú trọng đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Trồng rừng đầu tư khoảng 20 triệu đồng/ha, chi phí chủ yếu ở 3 năm đầu, bao gồm tiền giống, phân bón, công chăm sóc. Sau khoảng 7 năm thu được khoảng 80 triệu đồng/ha (chưa trừ chi phí). Trồng rừng tập trung theo hướng thâm canh hiện là hướng phát triển kinh tế hiệu quả nhất ở xóm Dụ Phượng. Người dân trong xóm có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình khá giả nhờ trồng rừng sản xuất, có nguồn thu tiền trăm triệu đồng hàng năm như gia đình các ông: Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Văn Thanh, Phạm Ngọc Nghị…

Xã Mông Hóa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Mông Hóa và Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.386 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp 3.143,85 ha, riêng đất rừng sản xuất 2.200 ha, đất rừng phòng hộ 2.555,73 ha, đất rừng đặc dụng 688,11 ha, đất của hộ gia đình, cá nhân 1.315,82 ha.

Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa Nguyễn Văn Bộ cho biết: Trồng cây, trồng rừng đã trở thành nét đẹp truyền thống, phong trào rộng khắp, thu hút sự tham gia của các ngành, đoàn thể, trường học, cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiều năm nay, xã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Cây xanh đang phủ kín đất trống đồi trọc, mở ra hướng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, cải thiện dân sinh. Hàng năm, xã xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng, luôn hoàn thành các chỉ tiêu trồng rừng hàng năm. Trên địa bàn cũng đã hình thành mô hình liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Năm 2020, xã trồng mới sau khai thác 88 ha, đạt 146,7% kế hoạch, độ che phủ rừng đạt 54%. Người dân chú trọng đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả giá trị rừng trồng. Nhiều gia đình có cuộc sống khá giả từ trồng rừng sản xuất.
Năm 2021, xã tiếp tục định hướng cho người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sản xuất dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn, nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ, góp phần vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường. Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bền vững; điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.  Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật, nhất là trong mùa khô 2020 - 2021; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và đóng cửa rừng tự nhiên; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.


P.V

Các tin khác


Kiểm tra sản xuất vụ chiêm xuân tại huyện Lương Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 23/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân tại huyện Lương Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy.

Đầu tư kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng, lợi thế, cải thiện dân sinh

(HBĐT) - Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH; nhiều công trình, dự án được triển khai, hoàn thành và phát huy hiệu quả đầu tư, mở ra lợi thế cạnh tranh, khai thác tiềm năng, cải thiện đời sống Nhân dân. Từ nguồn lực đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp, đô thị, thương mại, cơ sở vật chất văn hóa của tỉnh nói chung và các địa phương được cải thiện mạnh mẽ.

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh dịch Covid-19

(HBĐT) - Với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh nông, lâm, thủy sản của tỉnh đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy xuất khẩu... UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 tỉnh Hòa Bình.

Kiểm tra tiến độ sản xuất vụ chiêm xuân trên địa bàn huyện Cao Phong

(HBĐT) - Chiều 22/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tiến độ sản xuất trên địa bàn huyện Cao Phong.

Sở NN&PTNT kiểm tra sản xuất tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Chiều 22/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân năm 2021 tại huyện Kim Bôi.

Thu ngân sách nội địa tháng 1 đạt 374,3 tỷ đồng    

(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, kết quả thu ngân sách nội địa trong tháng 1/2021 trên địa bàn tỉnh thực hiện 374,3 tỷ đồng, đạt 9% dự toán Chính phủ, đạt 7,8% dự toán HĐND tỉnh, bằng 154,2% so với cùng kỳ năm 2020.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục