(HBĐT) - Ngày 23/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân tại huyện Lương Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy.


Đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng lãnh đạo huyện Lương Sơn kiểm tra sản xuất tại xã Nhuận Trạch.

*Tại huyện Lương Sơn:  Theo kế hoạch, diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân năm 2021 của huyện là 4.290 ha, trong đó, lúa: 1.950 ha, cây mầu các loại: 1.740ha, cây hàng năm khác 600 ha. Tính đến ngày 22/2, toàn huyện đã cấy được 1.793,9 ha, đạt 92%; trồng màu 531,5 ha, đạt 22,7%. Toàn huyện gieo 60 tấn mạ, chất lượng mạ tốt không bị sâu bệnh và chết rét. Trên cây trồng cạn không có dịch bệnh lớn xảy ra; không có mạ chết rét. Huyện chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao như: riềng, sả, rau, củ các loại. Đàn vật nuôi của huyện phát triển ổn định. Tổng đàn trâu, bò 13.051 con; đàn lợn 46.704 con và gia cầm 1.294.000 con. Trên đàn vật nuôi không có dịch lớn xảy ra; không có gia súc, gia cầm chết rét. Hưởng ứng phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, đến ngày 22/2, toàn huyện trồng được 8.820 cây phân tán các loại; công tác chuẩn bị hiện trường và cây giống để phục vụ trồng rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo.

Tại huyện Lương Sơn, đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất tại xã Nhuận Trạch, Cư Yên và một số hồ chứa trên địa bàn.

* Tại huyện Yên Thủy: UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai sản xuất vụ chiêm xuân. Toàn huyện đã gieo trồng 2.568,69ha, đạt 36,19%. Trong đó, diện tích lúa đã cấy 468,3 ha, tăng 11,5% so với kế hoạch; ngô 654,88 ha, đạt 44,37%, khoai sọ 57,3 ha, đạt 86,82% kế hoạch... Nhìn chung, tại huyện Yên Thủy, diện tích gieo trồng hiện đều vượt kế hoạch đề ra. Các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện có xu hướng tăng so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm trước. Trước, trong và sau Tết Nguyên đán trên địa bàn huyện không có gia súc, gia cầm chết rét. Các dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát kịp thời. Từ ngày 17 - 22/2, toàn huyện trồng được 4.500 cây phân tán các loại.


Đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra tiến độ gieo trồng tại xã Yên Trị.
Tại huyện Yên Thủy, đoàn đã tới kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Yên Trị và một số công trình thủy lợi trên địa bàn.

*Tại huyện Lạc Thủy:  Vụ chiêm xuân năm nay, huyện sử dụng các giống tiến bộ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng như: Lúa lai chiếm 55%, lúa thuần 45%; 100% ngô lai. Đến hết ngày 22/2, huyện đã cấy được 1.315/ 1.384 ha, đạt 95% kế hoạch; ngô 750/910 ha, đạt 82,4% kế hoạch; rau đậu các loại 150 ha, đạt 30,8%. Huyện quyết tâm cấy lúa xong trước ngày 28/2, các cây màu khác trồng xong trước 15/3. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện chú trọng nuôi các con có giá trị kinh tế cao như lợn rừng lai, nhím, hươu; một số hộ đã mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất như nuôi bò Ba bê, bò sữa. Tổng đàn trâu của huyện là 4.800 con, bò 4.500 con, lợn 32.000 con, gia cầm 785.000 con, dê 6.500 con… Toàn huyện gieo ươm trên 2 triệu cây keo giống phục vụ trồng rừng. Từ ngày 17/2 đến nay, toàn huyện trồng được 33.000 cây phân tán, tăng 1,5 lần so với năm 2020. Huyện Lạc Thủy đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM được UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định để công nhận huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2020. 

Tại huyện Lạc Thủy, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đi kiểm tra sản xuất tại xã Đồng Tâm; mô hình trồng dưa lưới tại khu chế biến organic farm tại xã Phú Thành và hoạt động điều tiết nước tại liên hồ Phú Lão, xã Phú Nghĩa.


Đoàn công tác của Sở NN&PTNT khảo sát thực tế tại hồ chứa thủy lợi liên hồ Phú Lão, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy).

Trao đổi với đoàn công tác của Sở NN&PTNT, đại diện 3 huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2021. Bên cạnh đó, các huyện mong Sở NN&PTNT hỗ trợ địa phương tìm kiếm các liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả; hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông sản; hỗ trợ kinh phí thực hiện các chuỗi giá trị để sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của địa phương. Tăng cường kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi đã xuống cấp như hồ chứa, bai dâng, kênh mương, cống để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước tưới…

Phát biểu tại buổi kiểm tra 3 huyện, lãnh đạo Sở NN&PTNT ghi nhận những kết quả mà các huyện đã đạt được trong sản xuất vụ chiêm xuân năm nay. Cơ bản các huyện đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Trong thời gian tới, các huyện cần quan tâm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất; phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, quan tâm công tác tái đàn lợn; phòng chống thiên tai, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi… Một số đề xuất của các huyện đoàn sẽ báo cáo với UBND tỉnh.


Thu Thủy

Các tin khác


Thu ngân sách nội địa tháng 1 đạt 374,3 tỷ đồng    

(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, kết quả thu ngân sách nội địa trong tháng 1/2021 trên địa bàn tỉnh thực hiện 374,3 tỷ đồng, đạt 9% dự toán Chính phủ, đạt 7,8% dự toán HĐND tỉnh, bằng 154,2% so với cùng kỳ năm 2020.


Huyện Tân Lạc: Chương trình 135 thay đổi diện mạo các xã nghèo

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 9/15 xã thuộc vùng III (vùng 135). Những năm qua, huyện đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc thúc đẩy phát triển KT-XH ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135, giúp người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và thay đổi diện mạo cho các xã nghèo.

Doanh nghiệp thận trọng đặt mục tiêu cho năm 2021

Đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) năm 2021. Tuy nhiên, các DN đã chủ động lên kịch bản ứng phó ngay từ khâu xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu cao nhất có thể.

Thành phố Hoà Bình: "Phố Vàng" hút khách ngày vía Thần Tài

(HBĐT) - Ngày vía Thần tài năm nay (10/1 tháng Giêng), mặc dù vẫn cảnh giác với dịch bệnh Covid-19, song, đông đảo người dân TP Hoà Bình vẫn đến các hiệu vàng uy tín trên đường Cù Chính Lan để mua vàng với mong muốn một năm làm ăn thuận buồn xuôi gió, cuộc sống sung túc…

Phát triển bền vững rừng sản xuất

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng, tuy vậy, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã, đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh rừng, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ công nghiệp chế biến, hướng tới xuất khẩu, gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục