(HBĐT) - Năm 2020, phong trào thi đua được các cấp, ngành triển khai bằng nhiều hình thức, phù hợp đặc điểm, tình hình của các cơ quan, đơn vị, địa phương, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tham gia.


HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong) hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, là một trong những đơn vị tiêu biểu trong phong trào thi đua.

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng với sự đoàn kết, thống nhất cao, sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã góp phần cơ bản thực hiện hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH.

Phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tiếp tục được đẩy mạnh như: "Nông dân tỉnh Hòa Bình thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Thi đua thâm canh tăng vụ”, "Thi đua chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi”, "Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển các sản phẩm lợi thế”, "Thi đua quản lý và bảo vệ rừng”... Kết quả, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 11,39 nghìn tỷ đồng, tăng 4,35% so với năm 2019. Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,52% so cùng kỳ, đạt 99,9% kế hoạch năm; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,54% so với cùng kỳ, đạt 96% kế hoạch năm; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 1,13 nghìn tỷ đồng, tăng 3,37% so cùng kỳ, bằng 100% kế hoạch năm; giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 268,4 tỷ đồng, tăng 5,32% so với cùng kỳ, bằng 97,9% kế hoạch năm. Tiêu biểu, xuất sắc trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Kim Bôi), HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong), Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bảo Hiệu (Yên Thủy), HTX nông nghiệp bản Dao, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình)...

Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sôi nổi với các phong trào thi đua: "Đoàn kết, sáng tạo, phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020”, "Cộng đồng doanh nghiệp, HTX thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và chung sức xây dựng nông thôn mới”; "Lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đối với công nhân - người lao động trong các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh”, được đông đảo doanh nghiệp, HTX và đội ngũ công nhân, lao động hưởng ứng... Các cơ sở công nghiệp quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng ở các ngành gia công. Tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 40.464 tỷ đồng, tăng 3,37% so với năm 2019.

Các doanh nghiệp tích cực tham gia phong trào thi đua "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Thông qua phong trào, các doanh nghiệp, doanh nhân chung sức, đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức, đặc biệt là khó khăn do đại dịch Covid-19 để tiếp tục khởi nghiệp, phát triển bền vững. Năm 2020, có 425 doanh nghiệp (tổng số vốn đăng ký 3.114 tỷ đồng), 50 HTX, 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới. Lũy kế đến hết năm, toàn tỉnh có 4.000 doanh nghiệp (tổng số vốn đăng ký gần 45.000 tỷ đồng), 387 HTX và 198 tổ hợp tác. Có 600 dự án đang hoạt động, trong đó, 41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 587,6 triệu USD, 559 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 87.250 tỷ đồng. Các khu công nghiệp có 98 dự án đầu tư đã được cấp phép, gồm 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 518,05 triệu USD, 72 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 7.397,87 tỷ đồng. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp phát triển ổn định, đến nay, có 60 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tiêu biểu trong phong trào thi đua như: Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn, Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam, Công ty CP thương mại Định Nhuận, Công ty TNHH Sông Hồng (Lạc Thủy), Công ty TNHH Trường Thành (Lạc Sơn), Công ty TNHH xây dựng thương mại Hùng Mạnh (Tân Lạc), Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Nam Ninh (Yên Thủy)...

Những kết quả đạt được trong phong trào thi đua góp phần để tỉnh thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 3,8%. Trong đó, nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,33%; công nghiệp - xây dựng tăng 4,21% (công nghiệp tăng 3,72%); dịch vụ tăng 2,55%; thuế sản phẩm tăng 5,59%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 64,5 triệu đồng, đạt 100,78% nghị quyết HĐND tỉnh.

V.H

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục