(HBĐT) - Ngày 11/3, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" cho sản phẩm củ tỏi sản xuất tại xã Thành Sơn. 



Lãnh đạo Sở KH&CN trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" cho UBND huyện Mai Châu. 

Cây tỏi tía Mai Châu đã được trồng từ lâu ở xã Thành Sơn. Sản phẩm tỏi tía được biết đến với các đặc tính như củ tỏi nhỏ, vỏ màu tím, tép màu vàng, chứa nhiều tinh dầu, vị cay nồng, thơm. Đây là loại tỏi đặc sản của Việt Nam, rất phù hợp với khí hậu và đồng đất xã Thành Sơn. Hiện nay, diện tích tỏi tía trên địa bàn xã khoảng 12 ha, thời gian trồng từ tháng 8 - 9 và thu hoạch sau hơn 3 tháng. Đặc điểm nổi bật của tỏi tía Mai Châu là dọc thân gần củ có màu tía, khi thu hoạch củ có màu trắng ngà, dược tính tốt, trong đó, hàm lượng allicin cao từ 6,81 - 7,23mg/g. 

"Tỏi tía Mai Châu" đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể tại Quyết định số 102266/QĐ-SHTT, ngày 3/12/2020. Qua đó, bước đầu khẳng định thương hiệu "Tỏi tía Mai Châu", là tiền đề nâng cao uy tín của sản phẩm, đồng thời quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu" gồm các sản phẩm củ tỏi được sản xuất, chế biến từ củ tỏi tía tại xã Thành Sơn, đạt tiêu chuẩn về đặc tính theo quy định và các dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận (mua, bán củ tỏi). Huyện Mai Châu cũng đã phối hợp Sở KH&CN xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm, hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm củ tỏi của huyện, tem thông minh QR code cho các sản phẩm. 

Tại lễ công bố, UBND huyện Mai Châu đã trao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu" cho 30 hộ nông dân trồng tỏi tiêu biểu tại xã Thành Sơn. Các hộ dân cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tuân thủ nghiêm ngặt, đầy đủ các quy định nhằm duy trì, bảo vệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu". 


Mẫu nhãn hiệu "Tỏi tía Mai Châu" được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chứng nhận.

Đ.H

Các tin khác


Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

(HBĐT) - Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.

Dịch vụ “xe ghép” - loại hình kinh doanh ngoài pháp luật, ngân sách thất thu

(HBĐT) - Giá cả hợp lý, đón tại nhà, trả đúng địa điểm là những tiện ích khiến dịch vụ "xe ghép” được nhiều người dân lựa chọn. Vì thế, dù mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh hơn 2 năm, song loại hình dịch vụ này lại phát triển khá mạnh mẽ, với hàng trăm đầu xe hoạt động thường xuyên.

Chương trình OCOP - “làn gió mới” cho sản phẩm địa phương phát triển

(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn độc đáo gắn với bản sắc văn hóa của từng địa phương. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh, ít sản phẩm vươn ra được thị trường lớn trong nước và quốc tế. Để nâng tầm giá trị, tỉnh đã triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với kỳ vọng tạo "cú huých” làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng cuộc sống người dân.

Bài 1 - Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Thu hồi trên 7.563 m2 đất phường Thái Bình thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 436/QĐ-UBND, ngày 2/3/2021 về việc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình).

Trồng gần 187.200 cây phân tán hưởng ứng Tết trồng cây

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, các địa phương trong tỉnh đã phát động phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu năm 2021 theo kế hoạch, gắn với đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và tích cực hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt góp phần phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt không chỉ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng, mà còn hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần tích cực phòng, chống dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục