(HBĐT) - Năm 2021, tỉnh được Chính phủ giao thu ngân sách nhà nước (NSNN) 4.158,4 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao 4.820 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, dưới sự lãnh đạo sát sao của UBND tỉnh, các cấp, ngành đã khẩn trương vào cuộc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 19/1/2021 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN và QP-AN tỉnh năm 2021.



Khu đô thị Thống Nhất, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đang được nhà đầu tư khẩn trương xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Dự án kỳ vọng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, tập trung thực hiện kế hoạch về tăng cường quản lý nguồn thu và thu NSNN; tiếp tục quán triệt nghiêm túc quan điểm về thực hiện "mục tiêu kép” vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD), tạo sức bật cho phát triển KT-XH, vừa phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch vượt qua khó khăn. Các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đạt mức cao nhất, trọng tâm là khai thác nguồn thu sử dụng đất, thu nợ đọng thuế...

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp cũng như người nộp thuế. Tuy nhiên, kết quả thu NSNN của tỉnh bước đầu có những tín hiệu đáng mừng. Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, 2 tháng đầu năm nay, thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện đạt 776,7 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa trên 707 tỷ đồng, bằng 17% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 15% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất, nhập khẩu ước đạt 68,9 tỷ đồng, bằng 34% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 28% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

So với cùng kỳ năm 2020, tổng thu NSNN do ngành Thuế quản lý đạt khoảng 145%. Kết quả đạt được này là do một số khoản thu tăng mạnh, chủ yếu là thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thu từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình tăng cao. Trong 2 tháng qua, sản lượng phát điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đạt khoảng 1,3 tỷ kWh, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, đã có một số khoản tăng thu khác (như thu từ nộp tiền thuê đất một lần) và do ngành Thuế đã áp dụng triệt để một số biện pháp để thu hồi nợ đọng thuế...

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Năm 2021, thu tiền SDĐ và tiền bán đấu giá tài sản trên đất được giao dự toán khá cao. Riêng thu từ SDĐ, HĐND tỉnh giao thực hiện 1.700 tỷ đồng, thu từ bán thanh lý tài sản trên đất 200 tỷ đồng. Đến hết tháng 2, ngành Thuế đã tiến hành thu từ tiền SDĐ đạt 148 tỷ đồng, bằng 10% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 9% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, so với cùng kỳ năm trước đạt 228%. Thu từ SDĐ tăng cao chủ yếu do một số dự án triển khai từ năm 2020 chuyển sang đã thu được và thực hiện ghi thu ghi chi đối với dự án công trình BT của trung tâm TP Hòa Bình.

Mặc dù thu NSNN đã có những tín hiệu vui, song năm nay, HĐND tỉnh giao dự toán thu khá cao trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhất là dự báo tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH nói chung, tình hình SXKD của các doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, ngành Thuế xác định phải triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành kế hoạch thu NSNN được giao. Đồng chí Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết thêm: Để đảm bảo nhiệm vụ thu của năm 2021, làm tiền đề thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra cho cả nhiệm kỳ là phấn đấu đạt số thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2025, ngành Thuế đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện. Theo đó, tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi SXKD, tạo đà tăng trưởng kinh tế để tạo ra nguồn thu. Ngành xác định phải làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh, trực tiếp là Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN tỉnh để chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành đẩy nhanh tiến độ thu tiền SDĐ cũng như bán đấu giá tài sản trên đất. Đây là khoản thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong thu NSNN.

Bên cạnh đó, ngành Thuế tập trung làm tốt công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu NSNN. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa quản lý thuế, gắn với giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn cho người dân, tạo tiền đề thu hút đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần quan trọng tạo nguồn thu cho NSNN. Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, đăng ký doanh nghiệp; tổ chức đối thoại với doanh nghiệp dưới nhiều hình thức để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Ngành cũng xác định làm tốt công tác chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật nội bộ, từ đó giúp cán bộ, công chức toàn ngành nâng cao ý thức trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Bình Giang

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Cao Phong thi đua làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Với phương châm "xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong đã phát động phong trào thi đua CCB đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực vận động hội viên mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

(HBĐT) - Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.

Dịch vụ “xe ghép” - loại hình kinh doanh ngoài pháp luật, ngân sách thất thu

(HBĐT) - Giá cả hợp lý, đón tại nhà, trả đúng địa điểm là những tiện ích khiến dịch vụ "xe ghép” được nhiều người dân lựa chọn. Vì thế, dù mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh hơn 2 năm, song loại hình dịch vụ này lại phát triển khá mạnh mẽ, với hàng trăm đầu xe hoạt động thường xuyên.

Chương trình OCOP - “làn gió mới” cho sản phẩm địa phương phát triển

(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn độc đáo gắn với bản sắc văn hóa của từng địa phương. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh, ít sản phẩm vươn ra được thị trường lớn trong nước và quốc tế. Để nâng tầm giá trị, tỉnh đã triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với kỳ vọng tạo "cú huých” làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng cuộc sống người dân.

Bài 1 - Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Thu hồi trên 7.563 m2 đất phường Thái Bình thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 436/QĐ-UBND, ngày 2/3/2021 về việc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình).

Trồng gần 187.200 cây phân tán hưởng ứng Tết trồng cây

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, các địa phương trong tỉnh đã phát động phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu năm 2021 theo kế hoạch, gắn với đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và tích cực hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục