(HBĐT) - Năm 2019, chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (Chương trình FFF) giai đoạn II được Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện tại xã An Bình (Lạc Thủy) và 2 xã Tử Nê, Đông Lai (Tân Lạc) nhằm nâng cao năng lực cho nông dân làm rừng và trang trại, giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sự hỗ trợ thiết thực từ chương trình này giúp nông dân khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh từ phát triển sản xuất dưới tán rừng.


Hội Nông dân tỉnh khảo sát, đánh giá hiệu quả của hộ nuôi ong tham gia chương trình FFF tại xã Đông Lai (Tân Lạc).

Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi cùng đoàn công tác của Trung ương HND Việt Nam và HND tỉnh về thăm mô hình sản xuất của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Công nghệ cao Hải Đăng, tại xã An Bình. Đây là một trong những mô hình đã và đang phát triển mạnh, đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực nhờ "đòn bẩy” từ sự hỗ trợ của chương trình FFF. Triển khai thực hiện tại xã An Bình, chương trình FFF đã hỗ trợ bà con thành lập HTX và tổ chức nhiều hoạt động như: Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà, trồng nấm cho các hội viên trong HTX; tổ chức cho hội viên HTX tham gia các hội chợ để giới thiệu sản phẩm; thường xuyên tổ chức các hội nghị để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời tháo gỡ cho bà con.

Ông Vũ Tiến Sỹ, thành viên HTX Nông nghiệp hữu cơ Công nghệ cao Hải Đăng chia sẻ: Trước khi HTX được thành lập, sản xuất của bà con còn manh mún, đơn lẻ không tạo ra hàng hóa. Với sự hỗ trợ của chương trình FFF, HTX được thành lập không chỉ giúp các hội viên hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất mà còn liên kết với nhau từ khâu con giống đến tiêu thụ ra thị trường. Các thành viên được tham gia nhiều lớp tập huấn với nội dung thiết thực như: Kỹ thuật chăn thả gà theo hình thức sinh học và hướng hữu cơ, sản xuất nấm hữu cơ. Sản phẩm của HTX từng bước được mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Ngoài ra, bà con còn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của HND về phát triển mô hình chăn nuôi dê cho 12 hộ, với mức vay 50 triệu đồng/hộ. "Năm 2019, HTX có 62 hội viên, đến nay đã tăng lên 87 thành viên. Năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của HTX gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và chương trình FFF, lợi nhuận của HTX thu được khoảng 1,2 tỷ đồng. Hiện nay, HTX có trên 50 vạn phôi nấm, luôn duy trì trên 30 vạn con gà. Ngoài sản xuất nấm hữu cơ, nuôi gà hữu cơ, HTX còn phát triển nuôi dê, lợn rừng, nuôi cá và ốc nhồi” - ông Sỹ cho biết.

Ngoài những hiệu quả bước đầu nói trên, điều tích cực nhất là HTX và các thành viên đã mạnh dạn, thay đổi tư duy về phát triển kinh tế. Năm 2020, sản phẩm gà bèo Lạc Thủy (gà cho ăn 40% thức ăn là bèo tấm) lần đầu bán ra thị trường là minh chứng cho nỗ lực sản xuất ra những sản phẩm an toàn, hữu cơ. Hiện nay, HTX tích cực ứng dụng KH-KT vào trồng trọt và chăn nuôi như: Ủ men vi sinh thức ăn chăn nuôi.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các hoạt động của chương trình và hoạt động của dự án nhỏ của 3 HTX đã triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tiến độ đề ra. Thông qua sự hỗ trợ của chương trình đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa. Các tổ hợp tác (THT), HTX đã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như chủ động hơn trong tổ chức sản xuất và định hướng sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hữu cơ để phát triển bền vững. Để đạt được những hiệu quả thiết thực, HND tỉnh mong muốn Ban quản lý Chương trình FFF giai đoạn II của T.Ư quan tâm nâng cao năng lực cho Ban quản lý các HTX; hỗ trợ các mô hình HTX, THT sản xuất gắn với chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các mô hình tiêu biểu và kết nối, giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị thu mua để tiêu thụ sản phẩm cho THT, HTX.


Viết Đào


Các tin khác


Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong bối cảnh mới

(HBĐT) - Kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) là thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt của thị trường, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, song dưới sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thành phần KTTT, HTX hoạt động khá ổn định, phát triển cả về quy mô và hiệu quả. KTTT, HTX góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Công ty điện lực Hòa Bình: Chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, những năm qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn là một trong những nhiệm vụ Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) chú trọng với nhiều giải pháp thiết thực.

Vào cuộc có trách nhiệm để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ, kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao đến tháng 3/2021. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm so với yêu cầu.

Nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã có trên 100 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh ở khu vực nông thôn được sửa chữa, xây mới. Điều này không chỉ góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ưu tiên nguồn lực tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư

(HBĐT) - Để thúc đẩy công nghiệp phát triển, đóng vai trò động lực, tàu kéo nền kinh tế, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K-CCN). Qua đó, bước đầu tạo ra môi trường về mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư thứ cấp, góp phần tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển hợp tác xã phi nông nghiệp - cần thêm động lực

(HBĐT) -Thời gian qua, nhiều HTX phi nông nghiệp (PNN) đã năng động, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Một số sản phẩm của HTX PNN tạo uy tín trên thị trường, trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh như: Dệt thổ cẩm Lục Nghiệp Thành của HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); homestay bản Lác - HTX dịch vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ bản Lác, du lịch cộng đồng Hang Kia - HTX dịch vụ và nông nghiệp Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu)…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục