(HBĐT) - Theo số liệu mới nhất của Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 23/4, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh thực hiện 1.237,1 tỷ đồng, đạt 28,4% dự toán Chính phủ giao, 24,4% dự toán HĐND tỉnh, bằng 174,3% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, là tiền đề quan trọng để phấn đấu hoàn thành dự toán thu cả năm được Thủ tướng Chính phủ giao 4.358,4 tỷ đồng và HĐND tỉnh giao 5.070 tỷ đồng.

 


Trung tâm thương mại AP Plaza (TP Hòa Bình) đảm bảo cung cấp hàng hóa đa dạng cho người tiêu dùng và đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Ngay từ đầu năm, để tổ chức, điều hành dự toán NSNN linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, đảm bảo đúng dự toán được giao, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý thu, rà soát, khai thác hiệu quả các nguồn thu, chú trọng nguồn thu từ đất và khai thác các nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản. Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. 

Theo đó, tính đến ngày 23/4, số thu NSNN tăng 21,5% so với cùng kỳ. Cụ thể, thu từ xuất, nhập khẩu thực hiện 136,2 tỷ đồng, đạt 68,1% dự toán Chính phủ, 54,5% dự toán HĐND tỉnh, bằng 174,4% so với cùng kỳ. Tổng thu nội địa thực hiện 1.100,9 tỷ đồng, đạt 26,5% dự toán Chính phủ, 22,8% dự toán HĐND tỉnh, bằng 116,5% so với cùng kỳ; trong đó, thu từ thuế, phí thực hiện 914 tỷ đồng, đạt 34,4% dự toán Chính phủ, 29,3% dự toán HĐND tỉnh, bằng 121,5% so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất (SDĐ) thực hiện 186,7 tỷ đồng, đạt 10,8% dự toán HĐND tỉnh.

Thu NSNN tăng là do sản lượng phát điện của Công ty thủy điện Hòa Bình đạt 2,2 tỷ kWh, tương ứng số thuế tăng 56 tỷ đồng; một số doanh nghiệp phát sinh tăng số thuế phải nộp do chuyển nhượng bất động sản, nộp tiền thuê đất một lần; thu tiền thuế nợ; lệ phí trước bạ, thuế thu nhập doanh nghiệp khối đầu tư nước ngoài cũng tăng. Bên cạnh đó, thu tiền SDĐ tăng, chủ yếu là thu của các dự án giao đất, đấu giá đất từ năm 2020 chuyển sang. 

Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm nay, riêng thu tiền SDĐ được Chính phủ giao 1.500 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 1.700 tỷ đồng. Đây là con số khá cao cần có sự quyết tâm của các ngành, địa phương. Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN tỉnh, Cục Thuế tỉnh đã chủ trì phối hợp các ngành, huyện, thành phố rà soát, tổng hợp danh mục dự án triển khai thu tiền SDĐ năm 2021 đối với 101 dự án trên toàn tỉnh, với số thu ước 4.422 tỷ đồng. Tính theo khối tỉnh có 26 dự án, số tiền SDĐ ước thu 2.757 tỷ đồng; khối các huyện, thành phố 75 dự án, số tiền ước thu 1.665 tỷ đồng. Theo kế hoạch, phần lớn các dự án được phê duyệt đấu giá vào tháng 12/2021 (dự kiến thu 2.602 tỷ đồng, bằng 58,8% số phải thu).

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở TN&MT đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tổng hợp các dự án thu tiền SDĐ có khả năng thu trong năm. Sở Xây dựng ban hành kế hoạch thu tiền từ những dự án nhà ở theo Luật Nhà ở. Sở Tài chính xây dựng kế hoạch thu tiền từ bán đấu giá; hàng tháng phối hợp Cục Thuế và các đơn vị có liên quan tập trung phân tích, dự báo tình hình thực hiện những khoản lớn như thu từ thủy điện, thu tiền SDĐ, khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh… trên cơ sở đó kịp thời đưa ra những giải pháp tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện.

Tuy có những tín hiệu tích cực, song nhiệm vụ thu NSNN còn khá nặng nề. Để hoàn thành kế hoạch thu cả năm, theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, ngành Thuế đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện. Theo đó, tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi SX-KD, tạo đà tăng trưởng kinh tế để tạo ra nguồn thu. Ngành xác định phải làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh, trực tiếp là Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN tỉnh để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành đẩy nhanh tiến độ thu, nhất là thu tiền SDĐ.

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tập trung thực hiện tốt công tác CCHC, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư SX-KD, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho NSNN. Tham mưu UBND tỉnh, huyện, Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN thường xuyên rà soát, đẩy nhanh tiến độ thu tiền SDĐ của các dự án, tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất của cơ quan Nhà nước theo Nghị định số 167/2021/NĐ-CP, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đảm bảo thực hiện các quy trình giao đất, đấu giá đất sớm hoàn thành trước tháng 11/2021, làm cơ sở để cơ quan thuế thông báo, đôn đốc thu kịp thời vào NSNN.

Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, trong đó tăng cường công tác thanh, kiểm tra chống thất thu, trốn lậu thuế, tập trung kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và đẩy mạnh quản lý nợ đọng thuế; hoàn thành chỉ tiêu thu nợ, chỉ tiêu thanh, kiểm tra, phấn đấu giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN…

                                                                                 
Thu Hiền



Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Siết chặt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là vùng động lực kinh tế năng động và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Việc phát triển nhanh đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn.

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp trở thành tàu kéo phát triển kinh tế

(HBĐT) - Năm 2020 và 3 tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát tác động tiêu cực đến các mặt đời sống xã hội, trong đó, sản xuất công nghiệp (SXCN) chịu ảnh hưởng không nhỏ. Song, dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc có trách nhiệm của các sở, ngành chức năng và sự năng động, linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp các cơ sở SX-KD vừa phục hồi, phát triển sản xuất, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới.

Xứng tầm cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn tập trung mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, khẳng định huyện là hạt nhân vùng kinh tế động lực của tỉnh. Từ các nguồn lực đầu tư, hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, diện mạo đô thị, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống của người dân Lương Sơn thay đổi từng ngày.

Điểm sáng đổi mới chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được tỉnh xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết những "điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng (GPMB), hấp thụ các dự án có tiềm lực triển khai, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Thời gian qua ghi nhận sự đổi mới, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện chủ trương, định hướng xuyên suốt này.

Tạo bước chuyển trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Theo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức mới đây, tỉnh Hoà Bình có điểm tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2019. Đây cũng là thành tích cao nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2016, 2017 xếp ở vị trí 52; năm 2018, 2019 xếp ở vị trí 48). Đây là ghi nhận nỗ lực, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện.

Xã Đồng Tân: Cải thiện thu nhập nhờ trồng bương, luồng

(HBĐT) - Thời gian qua, xã Đồng Tân (Mai Châu) tập trung chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, trồng bương, luồng được xem là nguồn thu nhập đáng kể, ổn định cho nhiều hộ dân tại địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục