Nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19
Thứ hai, 10/5/2021 | 4:20:42 Chiều
(HBĐT) - Dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp nhưng người dân vẫn giữ tâm lý bình tĩnh, không đổ xô đi mua hàng tích trữ. Các siêu thị, cửa hàng, hệ thống phân phối trong tỉnh sẵn sàng nguồn cung hàng hóa dồi dào phục vụ nhu cầu của người dân.
Thị trường hàng hóa, thực phẩm không xảy ra tình trạng khan hàng, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân. Ảnh chụp lúc 10h ngày 10/5 tại chợ Tổng, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).
Ngay sau khi xuất hiện 2 trường hợp mắc Covid-19 tại tổ 15, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị các siêu thị, trung tâm thương mại, đơn vị kinh doanh xăng dầu, hệ thống cửa hàng phân phối hàng hóa tiêu dùng thiết yếu lớn trên địa bàn tỉnh, kích hoạt lại kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân; thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua hình thức thương mại điện tử thay cho thương mại truyền thống; hạn chế việc sử dụng tiền mặt, tăng cường sử dụng giao dịch điện tử để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.
Theo ghi nhận, trong chiều mùng 9 và ngày 10/5, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng cơ bản người dân trên địa bàn TP Hòa Bình vẫn bình tĩnh, không đổ xô tới siêu thị, chợ dân sinh mua hàng dự trữ. Người dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp, ngành trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chị Nguyễn Thị Quyên, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Thành phố ghi nhận 2 trường hợp mắc Covid-19 nhưng gia đình tôi không hề hoang mang. Sáng 10/5, tôi đi chợ chỉ mua đủ lượng thức ăn trong ngày, không tích trữ thức ăn, hàng hóa. Giá bán các loại thực phẩm tại chợ ổn định.
Qua khảo sát, sáng 10/5, tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh như: Vinmart, Hoàng Sơn Plaza, Anh Kỳ Plaza… đều đầy ắp hàng hóa. Các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mì tôm, thịt, gia vị được bầy bán khá dồi dào, giá cả niêm yết rõ ràng, không có hiện tượng người dân mua gom hàng hóa để tích trữ. Tại các siêu thị bố trí nhân viên kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khách hàng sử dụng khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào mua sắm.
Anh Ngô Khánh Thiện, Giám đốc siêu thị Vinmart chi nhánh Hòa Bình cho biết: Sáng 10/5, người dân tới siêu thị Vinmart, Trung tâm thương mại Vincom (TP Hòa Bình) tăng gấp 2 lần so với ngày thường. Người dân chủ yếu mua thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, hoa quả. Siêu thị đã đặt hàng gấp 2 - 3 lần đối với thịt, cá; các mặt hàng rau, củ, quả đặt tăng gấp 5 lần để phục vụ nhu cầu của người dân. Đối với hàng hóa khác như mắm, muối, mì chính, mì tôm… siêu thị đã xây dựng kế hoạch nguồn cung hàng hóa từ đầu năm 2020 khi bắt đầu có dịch Covid-19 nên không lo thiếu hàng hóa. Tất cả giá bán tại siêu thị đều được niêm yết, siêu thị đảm bảo không có hiện tượng tăng giá, găm hàng. Nhân viên siêu thị thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Người dân khi vào siêu thị phải sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ đúng khoảng cách.
Tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hòa Bình như chợ Tân Thịnh, chợ Tân Thành, chợ Thái Bình thực phẩm tương đối dồi dào, giá ổn định. Theo chia sẻ của các tiểu thương, sáng 10/5 người dân tới mua hàng tăng hơn so với trước khi bùng phát dịch. Nguyên nhân chính do chợ Nghĩa Phương - chợ đầu mối cung cấp các loại thực phẩm như: Rau, hoa quả, thịt, cá, gà thực hiện phong tỏa từ 0h ngày 10/5. Giá bán các loại rau xanh như: Mồng tơi khoảng 5.000 đồng/bó, rau muống 5.000 - 6.000 đồng/bó, mướp, bầu khoảng 15.000 đồng/kg, dưa chuột 15.000 đồng/kg. Các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, thủy sản: gà ta ngon từ 120.000 - 140.000 đồng/kg, thịt lợn 140.000 - 160.000 đồng/kg, thịt bò thăn 260.000 - 300.000 đồng/kg, các loại cá từ 60.000 - 90.000 đồng/kg...
Ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh, với nhiều sản phẩm chủ lực có năng suất, chất lượng tốt. Hiện đang là mùa thu hoạch của một số nông sản như: Bí xanh, mướp đắng, lặc lày, mía trắng, dưa hấu, dưa lê… Các loại gia súc, gia cầm, thủy sản có sản lượng lớn nên người dân yên tâm về nguồn cung các thực phẩm tươi sống.
Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa, kịp thời có phương án xử lý bất ổn về cung cầu hàng hóa; phối hợp với các doanh nghiệp, siêu thị, nhà phân phối để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết, hoặc hỗ trợ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch.
(HBĐT) - Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH thiết yếu, coi đây là khâu đột phá quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng hàng đầu, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đã, đang được đầu tư tạo động lực phát triển. Nhiều tuyến đường huyện và giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp. Kết quả này có vai trò hết sức quan trọng từ công tác quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) với phương châm "giao thông đi trước mở đường".
(HBĐT) - Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường được các cấp Hội Phụ nữ (HPN) xã Chí Đạo (Lạc Sơn) xác định là nhiệm vụ mũi nhọn, khâu đột phá của nhiệm kỳ 2016 - 2021. Bên cạnh đó, thông qua nhiều hình thức tiết kiệm, chị em phát huy tinh thần tương thân tương ái để hỗ trợ nhau xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo của địa phương.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Thoả thuận hợp tác (TTHT) số 03/TTHT, ngày 16/11/2016 giữa Agribank Hòa Bình và Hội Nông dân (HND) tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 về việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, nguồn vốn của Agribank đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù vùng núi cao, thời gian qua, người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã duy trì, nâng cao chất lượng, phát triển cây su su trở thành sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, đem lại thu nhập, hiệu quả kinh tế bền vững.
(HBĐT) - Năm 2020, mặc dù chịu sự tác động của dịch Covid-19, song các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Kim Bôi luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo khắc phục khó khăn trong từng lĩnh vực để phát triển sản xuất, kinh doanh. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế tập thể (KTTT) của huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển KTTT tỉnh giao. Huyện thành lập mới 8 HTX; 25 HTX hoạt động hiệu quả; 3 mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Hiện có đến 80% doanh nghiệp Việt chưa chú trọng xây dựng thương hiệu. 20% còn lại chú tâm đến lĩnh vực này, song chỉ dừng lại ở trong nước và "không quan tâm” đến thị trường ngoài nước.