(HBĐT) - Tiêu thụ nông sản bấp bênh, thường được mùa, mất giá, ứ đọng, dư thừa sản phẩm, nhất là ở thời điểm thu hoạch chính vụ... là vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.


Khác với một số nông sản có sức tiêu thụ chậm, bấp bênh về giá, dưa hấu của tỉnh thắng lợi cả về năng suất, giá cả. Ảnh: Dưa hấu Mai Hạ (Mai Châu) tiêu thụ tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc).

Một trong những hàng hóa chủ lực đang gặp khó khăn về giá cả ở vụ xuân này là bí xanh. Tại những "vựa" bí xanh của tỉnh là Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Yên Thủy, giá cả không ổn định. Bà Bùi Thị Giang, người trồng bí xanhxã Bảo Hiệu (Yên Thủy) cho biết: Giá bí xanh đầu vụ khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg nhưng đến chính vụ, giá chỉ 2.000 - 2.500 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân không đủ để giải quyết gánh nặng chi phí sản xuất đầu vào. Chúng tôi hy vọng tới đây khi vãn vườn, giá cả nhích lên 5.000 - 6.000 đồng/kg sẽ giảm thiệt hại. Tuy nhiên, với diễn biến dịch Covid-19 như hiện nay, hầu hết bà con không tránh khỏi tâm trạng lo âu, thấp thỏm. Theo thống kê ở vụ xuân, diện tích trồng bí xanh toàn tỉnh khoảng 1.500 ha, cao gần gấp đôi so với vụ hè thu. Tại huyện Lạc Sơn, diện tích bí xanh khoảng 117 ha. Người dân các xã: Yên Phú, Yên Nghiệp, Tân Mỹ... bán bí xanh cho tư thương với giá dao động 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhưng tiêu thụ cũng rất chậm.

Trong khi nông dân ở nhiều vùng sản xuất bí xanh của tỉnh gặp khó khăn thì tình hình tiêu thụ đối với dưa hấu ở thời điểm chính vụ ổn định. Tại huyện Mai Châu, diện tích dưa hấu tập trung chủ yếu ở các xã: Mai Hạ, Vạn Mai với khoảng 50 ha. Ngoài bán ở các chợ, tư thương trong, ngoài tỉnh còn đến thu mua. Giá cả vẫn duy trì 15.000 - 16.000 đồng/kg vào đầu vụ, 10.000 đồng/kg vào chính vụ. Theo đồng chí Trần Mạnh Tân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, dưa hấu tiếp tục có sức tiêu thụ tốt, được giá, được mùa ở vụ này. Mặt khác, từ năm 2019, dưa hấu Mai Hạ đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ chứng nhận dán tem truy xuất nguồn gốc nên giá cả, thị trường ổn định hơn các sản phẩm khác. Hiện, diện tích dưa hấu đã thu hoạch toàn huyện đạt khoảng 80%. Một số hộ có kinh nghiệm ở năm trước đã, đang xuống giống dưa hấu vụ 2. Phòng NN&PTNT huyện cũng đã có một số cảnh báo vụ 2 năm nay thời tiết cơ bản không thuận, người trồng cần lưu ý trong việc tăng vụ để đảm bảo năng suất, sản lượng.

Mới đây, thông qua nắm bắt tình hình khó khăn về tiêu thụ nông sản của nông dân, Hội Nông dân tỉnh yêu cầu Hội Nông dân các huyện, thành phố tiếp tục nắm bắt, phản ánh, phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hội trong việc hỗ trợ bà con. Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Thời điểm dịch Covid-19 năm 2020, Hội đã chung tay chia sẻ, hỗ trợ nông dân huyện Lạc Sơn với sản lượng tiêu thụ 50 tấn rau, củ, quả. Hiện, mặt hàng nông sản tiêu thụ chậm và rớt giá chủ yếu là bí xanh. Thông qua kênh hỗ trợ của Hội Nông dân, nông dân sẽ bán được với giá cao hơn và đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm bởi nhu cầu của cán bộ, công chức, các bếp ăn tập thể trên địa bàn, nhất là ở TP Hòa Bình còn nhiều. Ngoài ra, Hội ký kết chương trình tiêu thụ hỗ trợ nông dân, xây dựng phát triển sản xuất với 28 tỉnh, thành phố trên cả nước (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đắk Lắk...).

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh cho biết: Cũng như năm 2020, bí xanh tiếp tục bấp bênh về giá ở vụ xuân, trong khi đó, cam, dưa hấu, dưa chuột, dưa lê có sức tiêu thụ và giá tốt. Có một thực tế là vấn đề tiêu thụ sản phẩm của tỉnh hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào tư thương, thị trường tự do. Do đó, đối với bí xanh và một số cây trồng khác ở thời điểm thu hoạch tập trung dễ gặp khó khăn về tiêu thụ, giá cả. Với bí xanh đang được trồng diện tích khá lớn, người dân thường có tâm lý bán tươi ngoài ruộng. Thay vào đó, bà con có thể chọn giải pháp đưa về nhà, gác thành tầng mỏng, để ở khu vực râm mát, thoáng gió giúp bảo quản được 2 - 3 tháng mà chất lượng không ảnh hưởng. Hoặc thực hiện sơ chế đơn giản như nạo thái mỏng, phơi khô... Khuyến cáo người dân cân nhắc kỹ và tìm hiểu tình hình nhu cầu thị trường trước khi trồng, nên trồng rải vụ để có kế hoạch sản xuất hợp lý, giúp hạn chế được những rủi ro.

Sở NN&PTNT vừa có Văn bản số 880/SNN-TT&BVTV, ngày 10/5/2021 về tăng cường các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản vụ Xuân; triển khai sản xuất vụ mùa - hè thu trong tình hình dịch Covid-19. Để giảm thiểu tác động bất lợi của dịch Covid-19, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát toàn bộ diện tích cây trồng đã và đang trong thời điểm thu hoạch vụ Xuân, phân loại chất lượng để có kế hoạch tổ chức thu hoạch, tiêu thụ sớm. Cụ thể, đối với sản phẩm lúa gạo cần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, còn lại tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; đối với một số sản phẩm rau quả cho thu hoạch sản lượng lớn (bí xanh, bí đỏ...) khẩn trương tiêu thụ khi có nhu cầu của thị trường. Đối với diện tích chưa tiêu thụ được thì khuyến cáo người dân thu hoạch đủ độ già, khi đã lên phấn để kéo dài thời gian bảo quản, tích trữ, chờ tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ phục vụ chế biến. Đối với diện tích mía ăn tươi (mía trắng, ép nước) cần chủ động tiêu thụ ngay từ đầu vụ, khi thời tiết thuận lợi, nhu cầu thị trường cao. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động bán mía khi giá cả phù hợp, không nên giữ hàng sẽ dễ gặp rủi ro, ứ đọng sản phẩm vào cuối vụ; tạo điều kiện tối đa để hệ thống thương lái tiếp cận các vùng sản xuất. Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ GTVT về thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của vùng đang có dịch để vừa đảm bảo yêu cầu chống dịch, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ nông sản và lưu thông trên địa bàn kịp thời, hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt động mua bán đảm bảo phòng dịch hiệu quả tại các điểm thu mua, chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

Bùi Minh

Các tin khác


Khơi dậy niềm tự hào Việt Nam

(HBĐT) - Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 đã góp phần làm thay đổi nhu cầu của người dân theo hướng ưu tiên sử dụng hàng Việt. Tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, hàng Việt chiếm từ 80 - 90% cơ cấu hàng hóa.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(HBĐT) - Những năm qua, Sở Công Thương đã nghiêm túc rà soát, đánh giá, bổ sung hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý của sở. Trên cơ sở đó, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách quan trọng về lĩnh vực công thương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ xuân

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của ngành NN&PTNT, các loại cây trồng chính cơ bản gieo trồng đúng khung thời vụ, đảm bảo kế hoạch. Thời điểm này, các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch hại, chăm sóc cây trồng để đảm bảo chất lượng, năng suất khi thu hoạch.

Sản lượng cá thu hoạch ước đạt trên 1.000 tấn

(HBĐT) - Hiện, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong ao, hồ nhỏ trên địa bàn tỉnh duy trì 2.700 ha và 4.700 lồng nuôi cá.

Tăng cường các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản vụ Xuân trong tình hình dịch bệnh Covid-19

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa có Văn bản số 880/SNN-TT&BVTV, ngày 10/5/2021 về tăng cường các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản vụ Xuân và triển khai sản xuất vụ mùa - hè thu trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách trong tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp

(HBĐT) - Ngày 11/5, Sở GTVT có Công văn số 1181/SGTVT-PCAT về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và sắp xếp, tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách (VTHK) trong tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục