(HBĐT) - Ngày 14/5, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông xuân, triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa - hè thu và vụ đông năm 2021. Hội nghị được tổ chức ngắn gọn, đảm bảo các điều kiện phòng, chống Covid-19.

 


 Quang cảnh hội nghị.

Trong vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn huyện gieo trồng khoảng 4.658 ha cây hàng năm, đạt 100,1% kế hoạch, bằng 110,3% so cùng kỳ. Nhìn chung, các loại cây trồng được sản xuất trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi; nguồn cung vật tư nông nghiệp dồi dào, chủng loại phong phú. Theo đánh giá của UBND huyện, công tác chỉ đạo sản xuất được các cấp, ngành, đơn vị quan tâm; công tác khuyến nông - khuyến lâm, dự tính dự báo sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt; hoạt động của hệ thống khuyến nông viên cơ sở được tăng cường; công tác chuyển giao, ứng dụng KHKT được triển khai hiệu quả; các công trình thủy lợi cơ bản tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất. Cùng với đó, người dân đã tích cực sản xuất, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, mạnh dạn đưa vào sản xuất các mô hình chăn nuôi mới, chú trọng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch gắn với nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả là, sản xuất vụ đông xuân năm 2020 - 2021 đã đạt chỉ tiêu về diện tích gieo trồng; các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp đều đạt kết quả đáng ghi nhận, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa - hè thu và vụ đông năm 2021, huyện Lạc Thủy đề ra các mục tiêu: Về trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 3.898,3 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt gần 15.316 tấn; xác định cơ cấu trà, cơ cấu giống hợp lý, đảm bảo các loại cây trồng gieo trồng kịp thời vụ và nâng cao hiệu quả kinh tế. Về chăn nuôi, tổng đàn trâu 5.200 con, tổng đàn bò 6.000 con, tổng đàn lợn 54.000 con, tổng đàn gia cầm 701 nghìn con, tổng đàn dê 7.500 con… Về lâm nghiệp, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2021 là 830 ha, duy trì độ che phủ rừng đạt 46,7%. Về sản xuất vụ đông, toàn huyện phấn đấu gieo trồng 855 ha, đồng thời, chú trọng thực hiện tốt công tác thủy lợi và phòng, chống lũ bão.

Để hoàn thành kế hoạch, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn và lực lượng chuyên ngành làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng đến toàn thể người dân nhằm khai thác, tận dụng tiềm năng đất đai trong sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, yêu cầu các địa bàn khẩn trương thu hoạch nhanh gọn cây trồng vụ đông xuân, triển khai ngay các biện pháp làm đất vụ mùa - hè thu; khẩn trương kiểm tra, tu sửa bờ, nơi cấp thoát nước, đập tràn, những chỗ xung yếu, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chủ động phòng, chống lũ, lụt...


Xuân Đạt (UBND huyện Lạc Thủy)

Các tin khác


Trăn trở thực trạng tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Tiêu thụ nông sản bấp bênh, thường được mùa, mất giá, ứ đọng, dư thừa sản phẩm, nhất là ở thời điểm thu hoạch chính vụ... là vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cứng hóa đường giao thông nông thôn - nền tảng phát triển KT-XH bền vững

(HBĐT) - Đường sá đi lại thuận tiện giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, giao thương hàng hóa thông suốt, thúc đẩy KT-XH phát triển... Đó là những giá trị thiết thực mang lại từ chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.

Công ty Điện lực Hòa Bình: Chủ động phòng, chống dịch Covid -19 và đảm bảo cung cấp điện

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu kép về phòng, chống dịch và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Bứt phá ngành công nghiệp

(HBĐT) - Nếu như năm, mười năm về trước, nói về lĩnh vực kinh tế của tỉnh, có lẽ phần đa chỉ nghĩ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, bởi Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giờ đây đã khác khi ngành công nghiệp đang có sự bứt phá mạnh mẽ, dần khẳng định vai trò dẫn dắt, trở thành động lực của nền kinh tế tỉnh nhà.

Dấu ấn 70 năm ngành Công Thương

(HBĐT) - LTS: Những năm qua, ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH, chiếm khoảng 70% GRDP toàn tỉnh. Năm 2021 là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Tiến Dũng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương về những kết quả đạt được và định hướng của ngành trong thời gian tới.

Khơi dậy niềm tự hào Việt Nam

(HBĐT) - Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 đã góp phần làm thay đổi nhu cầu của người dân theo hướng ưu tiên sử dụng hàng Việt. Tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, hàng Việt chiếm từ 80 - 90% cơ cấu hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục