(HBĐT) - Ngày 13/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối nhu cầu, bảo đảm nguồn cung mặt hàng thiết yếu và một số định hướng phát triển ngành trong thời gian tới. Dự điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh.



Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Trước những diễn biến phức tạp về dịch Covid-19, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trên cả nước, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp, khu công nghiệp chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến mới, có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, vùng sản xuất. Quan tâm tăng nguồn cung hàng hóa cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội.

Đối với tỉnh Hòa Bình, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Công Thương đã xây dựng, ban hành kế hoạch chuẩn bị nguồn cung hàng hóa để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị lực lượng hàng phục vụ nhu cầu Nhân dân trong tỉnh, với mục tiêu đủ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Hiện nay, sức mua trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không có hiện tượng đổ xô đi mua hàng, người dân tiếp tục nâng cao tinh thần phòng dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Thu Thủy


Các tin khác


Bứt phá ngành công nghiệp

(HBĐT) - Nếu như năm, mười năm về trước, nói về lĩnh vực kinh tế của tỉnh, có lẽ phần đa chỉ nghĩ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, bởi Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giờ đây đã khác khi ngành công nghiệp đang có sự bứt phá mạnh mẽ, dần khẳng định vai trò dẫn dắt, trở thành động lực của nền kinh tế tỉnh nhà.

Dấu ấn 70 năm ngành Công Thương

(HBĐT) - LTS: Những năm qua, ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH, chiếm khoảng 70% GRDP toàn tỉnh. Năm 2021 là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Tiến Dũng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương về những kết quả đạt được và định hướng của ngành trong thời gian tới.

Khơi dậy niềm tự hào Việt Nam

(HBĐT) - Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 đã góp phần làm thay đổi nhu cầu của người dân theo hướng ưu tiên sử dụng hàng Việt. Tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, hàng Việt chiếm từ 80 - 90% cơ cấu hàng hóa.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(HBĐT) - Những năm qua, Sở Công Thương đã nghiêm túc rà soát, đánh giá, bổ sung hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý của sở. Trên cơ sở đó, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách quan trọng về lĩnh vực công thương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ xuân

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của ngành NN&PTNT, các loại cây trồng chính cơ bản gieo trồng đúng khung thời vụ, đảm bảo kế hoạch. Thời điểm này, các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch hại, chăm sóc cây trồng để đảm bảo chất lượng, năng suất khi thu hoạch.

Sản lượng cá thu hoạch ước đạt trên 1.000 tấn

(HBĐT) - Hiện, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong ao, hồ nhỏ trên địa bàn tỉnh duy trì 2.700 ha và 4.700 lồng nuôi cá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục