(HBĐT) - Sáng 14/5, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh, cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

 


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhiều nước đối tác của Việt Nam. Trong nước, dịch Covid-19 đã, đang tác động nhiều mặt đời sống KT-XH. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, một số ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, trong đó có nông nghiệp ảnh hưởng nặng nề.

Tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý I, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi chủ lực đạt 89 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2020. Rủi ro đối với thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi không cao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay hoạt động chế biến, tiêu thụ nông sản tiếp tục phải chịu khó khăn kép. Đó là: tác động của dịch Covid-19 có nhiều điểm khác so với năm 2020, do các nước trên thế giới đồng loạt áp dụng các biện pháp phong tỏa làm ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường toàn cầu, thị trường thế giới còn rất nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường có suy giảm và thói quen tiêu dùng có những chuyển hướng nhất định.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông sản sang một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đạt tăng trưởng khá; riêng thị trường EU có xu hướng giảm. Dịch bệnh trên gia súc vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến việc tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc của người dân. 

Tại hội nghị, đại diện một số địa phương, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu lớn đã thảo luận, chia sẻ những khó khăn và đề xuất hỗ trợ. Bộ NN&PTNT kiến nghị các bộ, ngành T.Ư, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp triển khai đồng bộ một số giải pháp: Điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường chế biến, bảo quản lưu thông để linh hoạt thích ứng với bối cảnh dịch bệnh; hỗ trợ chính sách thuế, tín dụng cho khu vực sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu nông sản; thuận lợi hoá thông quan, hạ tầng logistics; thúc đẩy toàn diện tiêu thụ trong nước…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị: Các địa phương bám sát chỉ đạo sản xuất theo mùa vụ, theo dõi sát tình tình dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&PTNT bố trí cán bộ trong hoạt động kiểm dịch động, thực vật, hỗ trợ giải quyết hồ sơ, yêu cầu của doanh nghiệp; tham mưu bộ tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến các địa phương, phối hợp bàn giải pháp về thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Đề nghị Bộ Công Thương phối hợp thành lập tổ công tác liên ngành để giải quyết các vấn đề phát sinh khi có vướng mắc, đặt biệt tại các cửa khẩu. Các địa phương tiếp tục xây dựng phương án cụ thể, tránh để tình trạng ứ đọng nông sản cục bộ. Các hiệp hội, ngành hàng phát huy vai trò, phối hợp với ngành chức năng thông tin kịp thời, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai ở các địa phương.

T.H

Các tin khác


Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh đang triển khai những giải pháp đồng bộ tăng cường quản lý, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế như: Tập trung rà soát, phân loại các khoản nợ, phân loại theo loại hình doanh nghiệp (DN) nợ thuế… từ đó giao chỉ tiêu xử lý, thu hồi nợ cụ thể đến các phòng, đơn vị trực thuộc, cá nhân được giao nhiệm vụ thu nợ; thực hiện phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo Cục trực tiếp làm việc với người nộp thuế (NNT) có số thuế nợ lớn.

Trăn trở thực trạng tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Tiêu thụ nông sản bấp bênh, thường được mùa, mất giá, ứ đọng, dư thừa sản phẩm, nhất là ở thời điểm thu hoạch chính vụ... là vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cứng hóa đường giao thông nông thôn - nền tảng phát triển KT-XH bền vững

(HBĐT) - Đường sá đi lại thuận tiện giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, giao thương hàng hóa thông suốt, thúc đẩy KT-XH phát triển... Đó là những giá trị thiết thực mang lại từ chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.

Công ty Điện lực Hòa Bình: Chủ động phòng, chống dịch Covid -19 và đảm bảo cung cấp điện

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu kép về phòng, chống dịch và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Bứt phá ngành công nghiệp

(HBĐT) - Nếu như năm, mười năm về trước, nói về lĩnh vực kinh tế của tỉnh, có lẽ phần đa chỉ nghĩ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, bởi Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giờ đây đã khác khi ngành công nghiệp đang có sự bứt phá mạnh mẽ, dần khẳng định vai trò dẫn dắt, trở thành động lực của nền kinh tế tỉnh nhà.

Dấu ấn 70 năm ngành Công Thương

(HBĐT) - LTS: Những năm qua, ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH, chiếm khoảng 70% GRDP toàn tỉnh. Năm 2021 là dấu mốc quan trọng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Tiến Dũng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương về những kết quả đạt được và định hướng của ngành trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục