(HBĐT) - Với xuất phát điểm thấp nên sau nhiều năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện vùng cao Đà Bắc vẫn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.


Huyện Đà Bắc tập trung đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu để đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Tuyến đường liên xóm được cứng hóa, tạo thuận lợi cho người dân giao thương tại xã Tân Minh.

Bắt tay vào triển khai chương trình xây dựng NTM trong điều kiện KT-XH, cơ sở hạ tầng hạn chế. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện mới đạt 11,2 triệu đồng; bình quân mỗi xã chỉ đạt từ 2 - 4 tiêu chí. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, lạc hậu. Với xuất phát điểm đó nên trong giai đoạn 2011 - 2015, tiến độ triển khai chương trình trên địa bàn huyện khá chậm, đến hết năm 2015, huyện vẫn chưa có xã nào về đích NTM. Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Để vượt lên khó khăn, huyện huy động nguồn lực để đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu, tạo nền tảng thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhờ sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, từ năm 2016 - 2020, công cuộc xây dựng NTM ở huyện vùng cao đạt được những kết quả thiết thực.

Theo đó, từ một huyện "trắng” về NTM, năm 2019, Đà Bắc có 2 xã về đích, gồm: Tú Lý và Hiền Lương. Đến hết năm 2020, huyện có thêm xã Toàn Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong năm 2021, Cao Sơn là xã tiếp theo phấn đấu về đích NTM. Đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Những năm qua, cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, người dân xã Cao Sơn đã tích cực đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng NTM. Đến hết năm 2020, xã hoàn thành 18/19 tiêu chí, các cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để bà con phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2020 đạt trên 36 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,5%. Hiện, xã tập trung thực hiện tiêu chí về môi trường để được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm nay theo kế hoạch.

Mặc dù đã đạt được những kết quả thiết thực, nhưng công cuộc xây dựng NTM ở huyện Đà Bắc vẫn còn nhiều nan giải, với nhiều tiêu chí khó cần nguồn lực đầu tư lớn. Như các tiêu chí: giao thông (9/16 xã đạt), cơ sở vật chất văn hóa (8/16 xã đạt), thu nhập (8/16 xã đạt), hộ nghèo (9/16 xã đạt). Đây là những tiêu chí khó đạt nếu không có sự đầu tư của Nhà nước. Bình quân tiêu chí đã đạt của các xã trên địa bàn huyện cũng còn thấp, có 2 xã mới đạt 10/19 tiêu chí (Đồng Ruộng, Trung Thành), 4 xã đạt 11 tiêu chí; đa số các xã còn lại chỉ đạt từ 12 - 14 tiêu chí.

Để đẩy nhanh chương trình xây dựng NTM, đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết thêm: Thời gian tới, huyện tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống của người dân. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sản xuất mang tính hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình liên kết. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của Nhân dân; khuyến khích, tạo điều kiện để ngườidân thực sự là chủ thể trong xây dựng NTM.

Viết Đào


Các tin khác


Quán triệt về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối cung cầu, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu

 (HBĐT) - Ngày 13/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối nhu cầu, bảo đảm nguồn cung mặt hàng thiết yếu và một số định hướng phát triển ngành trong thời gian tới. Dự điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh.

Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh đang triển khai những giải pháp đồng bộ tăng cường quản lý, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế như: Tập trung rà soát, phân loại các khoản nợ, phân loại theo loại hình doanh nghiệp (DN) nợ thuế… từ đó giao chỉ tiêu xử lý, thu hồi nợ cụ thể đến các phòng, đơn vị trực thuộc, cá nhân được giao nhiệm vụ thu nợ; thực hiện phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo Cục trực tiếp làm việc với người nộp thuế (NNT) có số thuế nợ lớn.

Trăn trở thực trạng tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Tiêu thụ nông sản bấp bênh, thường được mùa, mất giá, ứ đọng, dư thừa sản phẩm, nhất là ở thời điểm thu hoạch chính vụ... là vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt thời gian gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cứng hóa đường giao thông nông thôn - nền tảng phát triển KT-XH bền vững

(HBĐT) - Đường sá đi lại thuận tiện giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, giao thương hàng hóa thông suốt, thúc đẩy KT-XH phát triển... Đó là những giá trị thiết thực mang lại từ chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.

Công ty Điện lực Hòa Bình: Chủ động phòng, chống dịch Covid -19 và đảm bảo cung cấp điện

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu kép về phòng, chống dịch và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Bứt phá ngành công nghiệp

(HBĐT) - Nếu như năm, mười năm về trước, nói về lĩnh vực kinh tế của tỉnh, có lẽ phần đa chỉ nghĩ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, bởi Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giờ đây đã khác khi ngành công nghiệp đang có sự bứt phá mạnh mẽ, dần khẳng định vai trò dẫn dắt, trở thành động lực của nền kinh tế tỉnh nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục