(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm 2021, với điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng, do đó, toàn huyện Yên Thủy gieo trồng được trên 7.400 ha cây trồng các loại, tăng 4,9 % so với kế hoạch, tăng 26,9% so với cùng kỳ, một số cây trồng chính: lúa 582 ha, khoai sọ gần 94 ha, bí xanh hơn 400 ha... Riêng diện tích cây bí xanh tăng gần gấp 2 lần so với diện tích năm 2018 (280 ha); năng suất ước đạt 170 tạ/ha, sản lượng trên 6.800 tấn.


Cơ sở thu mua khoai sọ của bà Bùi Thị Tám, xã Yên Trị (Yên Thủy). 

Cây bí xanh được trồng tập trung ở các xã: Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Lạc Lương. Hiện,bí xanh đang bước vào thu hoạch đại trà;giá dao động từ 2.500 - 3.000 đồng/kg, so với giá bình quân cùng kỳ năm trước giảm từ 3.000 -4.000 đồng/kg. Một sào có thể trồng được khoảng 700 dây bí xanh, bình quân mỗi sào cho năng suất khoảng 600 - 700 kg, với giá 3.000 đồng/kg thì 1 sào cho giá trị khoảng hơn 2 triệu đồng. Đồng chí Bùi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Bảo Hiệu cho biết: "Riêng xã Bảo Hiệu có khoảng 180 ha bí xanh và bí đỏ. Đến nay, đã có khoảng 80% diện tích được thu hoạch. Giá bán bình quân 1.800 đồng/kg, có lúc xuống tới 1.000 đồng/kg. Bí xanh năm nay có thể nói là được mùa nhưng giá cả ngay từ đầu mùa quá thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và hiệu quả kinh tế của người trồng bí”. 

Còn đối với khoai sọ, vụ chiêm xuân năm nay, huyện trồng 73,95 ha, tăng 12%kế hoạch, tăng 22,64% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 81 tạ/ha, bằng 98,9%kế hoạch, bằng 98,78 % so với cùng kỳ; sản lượng đạt 599 tấn tăng 10,8% kế hoạch, tăng 21,14% so với cùng kỳ.Khoai sọ được trồng chủ yếu ở các xóm: Ao Hay, Tân Thành, Minh Thành (xã Yên Trị).Xã đã thu hoạch được 95% diện tích. Bà Bùi Thị Tám, người thu mua khoai sọ trên địa bàn xã Yên Trị chia sẻ: "Trước khi đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nước ta và trong tỉnh và huyện, giá 1 kg khoai sọ là 16 nghìn đồng, bằng giá năm 2020. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, giá khoai sọ bốc xô hiện chỉ bán được 12 nghìn đồng/kg”.

Đồng chí Phạm Minh Tuấn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Năm nay, bí xanh, bí đỏ, khoai sọ trên địa bàn được mùa, song giá lại xuống thấp. Các sản phẩm trên đều được tư thương đem tiêu thụ trên địa bàn và các tỉnh miền Bắc. Vì vụ chiêm xuân là vụ thuận lợi cho các loại cây trồng, diện tích trồng tăng lên, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nguồn cung lớn hơn cầu, dẫn đến giá xuống thấp”.

Như vậy, có thể nói, để giải bài toán được mùa mất giá, được giá mất mùa đang là vấn đề khó đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và khoai sọ, bí xanh, bí đỏ nói riêng không chỉ trên địa bàn huyện Yên Thủy. Theo đó, bên cạnh việc người dân sản xuất bí xanh theo chuỗi, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP rất cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp hỗ trợ và liên kết để định hướng cho người nông dân. Từ đó tạo thành sợi dây liên kết trong chuỗi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.  

Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

(HBĐT) - Thời gian qua, tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện, trong đó, tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Theo số liệu thống kê đến ngày 15/5, toàn tỉnh có tổng đàn trâu 115,7 nghìn con, đàn bò 85,7 nghìn con; lợn 458,8 nghìn con; dê 51,7 nghìn con; 7,89 triệu con gia cầm. Năm 2021, người chăn nuôi tiếp tục tái đàn lợn theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nên tổng đàn tăng khoảng 0,5% so với năm 2020.

Đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch và sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, Công đoàn (CĐ) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh luôn bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, BTV Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời sâu sát Công đoàn cơ sở (CĐCS), nắm rõ tình hình sản xuất, hoạt động của CĐCS để chỉ đạo sát với tình hình thực tế, phù hợp với từng doanh nghiệp trong các KCN. Từ sự chỉ đạo của CĐ các KCN tỉnh, các CĐCS phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt công tác PCD.

Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế

Chiều 26/5 tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế”.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đạt mốc sản lượng 250 tỷ kWh điện

(HBĐT) - Theo ông Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, vào lúc 2h5p ngày 25/5, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đạt mốc sản lượng 250 tỷ kWh điện sản xuất, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.

Kiểm tra công tác quy hoạch và xây dựng trên địa bàn huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng ngày 26/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Đà Bắc về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và công tác quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, xúc tiến thương mại nông sản

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế về sản xuất nông, lâm sản và thủy sản. Thị trường tiêu thụ nông sản khá thuận lợi khi gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng phía Bắc. Tỉnh đã xác định được 9 nhóm sản phẩm chủ lực, từ đó tập trung nguồn lực để phát triển, đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục