(HBĐT) - Sáng ngày 26/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Đà Bắc về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và công tác quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện.
Toàn cảnh
buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Đà
Bắc đã báo cáo với đoàn công tác về kết quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng
tại địa phương, việc cắm mốc giới quy hoạch ra thực địa. Quy hoạch tổng thể
phát triển khu du lịch Quốc Gia vùng hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030;
công tác xây dựng vùng huyện Đà Bắc giai đoạn đến năm 2030, điều chỉnh quy
hoạch chung của thị trấn Đà Bắc và các vùng phụ cận đến năm 2035, dự kiến đến
quý IV năm 2021 sẽ hoàn thành phê duyệt. Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu
nhà dân cư thuộc thôn Mu, thị trấn Đà Bắc với tổng diện tích 6,87 ha. Quy hoạch
xây dựng cụm công nghiệp tại xã Tú Lý; quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới
tại 16 xã, hiện tại đã có 3 xã điều chỉnh quy hoạch chung gồm: Hiền Lương, Cao
Sơn, Toàn Sơn. Về hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện, trong 6 tháng đầu năm
huyện đã cấp phép xây dựng 3 công trình/dự án, 88 giấy phép xây dựng nhà ở.
Qua nghe báo cáo của huyện, đồng chí
Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tiếp theo,
huyện cần tăng cường lồng ghép tuyên truyền quản lý quy hoạch, cần có sự phối
hợp chặt chẽ trong thông tin và xử lý để thực hiện việc quản lý cấp phép xây
dựng đúng quy định cho người dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai và triển
khai thực hiện có hiệu quả đồ án quy hoạch đã được các cấp phê duyệt.
Thế
Anh
(TTVHTT&TT Đà
Bắc)
(HBĐT) - Là xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của tỉnh, xã Dũng Phong (Cao Phong) tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM. Nhờ đó, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở được đầu tư nâng cấp, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, năm 2019, xã được công nhận xã NTM nâng cao. Dũng Phong hướng tới xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, xã xây dựng phương án nâng cao các tiêu chí, đăng ký lộ trình đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, chủ động xây dựng nhiều giải pháp, chú trọng huy động nguồn lực đầu tư gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Ở tỉnh ta, hoạt động hỗ trợ cấp MSVT, mã số CSĐG được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Tính đến tháng 4/2021, trong tỉnh có 8 MSVT còn duy trì (nhãn, chuối, thanh long) với diện tích canh tác gần 80 ha và 7 mã số CSĐG quả tươi. Các vùng trồng được theo dõi, giám sát thường xuyên về các đối tượng sinh vật gây hại và việc đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm (ATTP). Sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước, từng bước hướng tới xuất khẩu.
(HBĐT) - Theo rà soát của cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp (DN) có hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) còn hạn chế, phần lớn các DN lỗ nhiều năm, trong khi đó vẫn hoạt động khá rầm rộ, nợ thuế cao. Cục Thuế tỉnh đã triển khai công tác quản lý thuế trong lĩnh vực KTKS, chấn chỉnh những hành vi vi phạm cũng như ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
(HBĐT) - Cuối tháng 5 là đợt cao điểm để nông dân huyện Cao Phong thu hoạch mía trắng. Tuy nhiên, tại các cánh đồng từ Tây Phong, Nam Phong, Dũng Phong tới những sườn đồi của xã Thạch Yên…, mía trắng vẫn bạt ngàn mà không có bóng dáng của tư thương tới thu mua. Người dân lo lắng khi mùa mưa kèm dông lốc đến, cây mía dễ bị đổ, nguy cơ thua lỗ rất cao.
(HBĐT) - Thời gian qua, UBND TP Hòa Bình đã chỉ đạo ngành chức năng và các phường, xã tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh cấy xấp xỉ 15.570 ha lúa, đạt 101% kế hoạch, chủ yếu là các giống lúa lai, lúa thuần; nhiều diện tích được cấy giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh.