Sau nhiều tháng giữ ổn định, một số ngân hàng cũng đã tăng nhẹ lãi suất huy động tiền đồng trong khu vực dân cư thời gian gần đây.


Lãi suất huy đang có diễn biến trái chiều trong hệ thống ngân hàng. Ảnh: G. Miêu

Ngân hàng SHB vừa công bố biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân, áp dụng từ 27.5. Theo đó, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất khi gửi tại quầy hiện nay là 6,4%/năm và gửi online là 6,6%/năm, tăng 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng lên 5,8%/năm.

Sacombank áp dụng biểu lãi suất mới từ 10.5 và tăng đối với nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất cao nhất tại ngân hàng là 6,7% thay vì 6,5%/năm như trước đó, áp dụng cho hình thức gửi online kỳ hạn 36 tháng.

Ở chiều ngược lại, trong biểu lãi suất mới từ 21.5, Techcombank hạ lãi suất tại các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng. VPBank cũng công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ ngày 25.5 với lãi suất giảm ở kỳ hạn 1 tháng xuống còn 3,18-3,58%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm xuống 4,7-5,2%/năm và kỳ hạn 12 tháng xuống mức 5,0-5,5%/năm…

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research đề cập từ đầu tháng 5, lãi suất trên liên ngân hàng đã tăng 30-45 điểm cơ bản. Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn ổn định. Nguồn cung tiền đồng trên liên ngân hàng vẫn rất ổn định, đặc biệt sẽ có một lượng tiền đồng lớn bơm ra từ các giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ được thực hiện trong tháng 7 và 8 tới. Bởi vậy, SSI Research cho rằng chưa nhận thấy áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo lãi suất có thể nhích tăng từ đầu quý III khi dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng tiếp tục tăng tốc.

Nhìn chung, lãi suất huy động trên thị trường trong vài tháng trở lại đây tiếp tục duy trì ổn định. Chỉ một vài ngân hàng kể trên có thay đổi lãi suất trong tháng 5 nhưng không cùng một xu hướng. Nhiều chuyên gia cho rằng, biến động lãi suất tăng ở một số ngân hàng chỉ mang tính cục bộ, chưa biểu thị cho một xu hướng tăng lãi suất của toàn thị trường, mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn do dịch bệnh làm giảm cầu tín dụng.

Bốn ngân hàng có thị phần huy động cao nhất là Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank cũng không thay đổi lãi suất trong 2 tháng qua. Trên thực tế, chưa có nhiều diễn biến tăng lãi suất ở các ngân hàng thương mại, nếu có tăng cũng chỉ ở biên độ hẹp. Lãi suất huy động tại một số ngân hàng lớn như Techcombank, BIDV, VietinBank,... hiện dao động quanh mức 3,1 - 5,9% cho các kỳ hạn từ 1 tháng tới 1 năm. Lãi suất cho vay được công bố ở ngưỡng 6 - 10%/năm. Điều đó cho thấy, việc lãi suất liên ngân hàng tăng thời gian qua chủ yếu mang yếu tố thời vụ do sự thiếu thanh khoản cục bộ ở một số ngân hàng mà không phản ánh toàn hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng hiện vẫn khá dồi dào. Dù vậy, khi cầu tín dụng tăng mạnh trở lại, cùng với áp lực lạm phát, các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động có thể sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm nay.


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong thời gian qua, do tình hình dịch Covid-19 trong nước cũng như tại tỉnh ta diễn biến hết sức phức tạp. Một số tỉnh, thành phố giáp ranh như Hà Nội, Hà Nam, đặc biệt là 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh có số ca mắc cao nhất cả nước, ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung, nhất là khu vực nông thôn.

Huyện Yên Thủy: Khoai sọ, bí xanh được mùa, mất giá

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm 2021, với điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng, do đó, toàn huyện Yên Thủy gieo trồng được trên 7.400 ha cây trồng các loại, tăng 4,9 % so với kế hoạch, tăng 26,9% so với cùng kỳ, một số cây trồng chính: lúa 582 ha, khoai sọ gần 94 ha, bí xanh hơn 400 ha... Riêng diện tích cây bí xanh tăng gần gấp 2 lần so với diện tích năm 2018 (280 ha); năng suất ước đạt 170 tạ/ha, sản lượng trên 6.800 tấn.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng chí Lê Quốc Doanh, thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Huyện Lạc Thủy thu hoạch trên 87% diện tích lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, toàn huyện Lạc Thủy đã thu hoạch 1.350/ 1.545 ha lúa vụ chiêm xuân, đạt 87% tổng diện tích gieo trồng. Ước tính năng suất bình quân đạt khoảng 60 tạ/ha. Trong tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ chiêm xuân đạt gần 13.900 tấn, riêng sản lượng cây lúa chiếm khoảng 9.300 tấn.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ

(HBĐT) - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, giúp ngành NN&PTNT thực hiện chiến lược CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương này, ngày 31/8/2015, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh đến năm 2020, tại Quyết định số 1604/QĐ-UBND.

Chăn nuôi gặp khó vì giá lợn và cám “ngược chiều”

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trong khi giá lợn liên tục giảm mạnh thì giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn đối với người chăn nuôi, thậm chí nguy cơ bị thua lỗ nếu hai thông số trên vẫn cứ đi "ngược chiều” như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục