Huyện Đà Bắc: Cá lồng chậm tiêu thụ vì ảnh hưởng dịch Covid-19
Thứ hai, 14/6/2021 | 9:36:06 Sáng
(HBĐT) - Hơn 1 tháng qua, hộ chăn nuôi cá lồng tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) đứng ngồi không yên bởi thị trường tiêu thụ ảm đạm, giá thành sụt giảm. Đến nay, phần lớn các hộ vẫn còn tồn đọng cá lồng vì chưa có tư thương thu mua. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ đứng trước viễn cảnh làm ăn thua lỗ, không kịp thu hồi vốn và để lỡ khung thời vụ chăn nuôi sản xuất tiếp theo.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ cá lồng tại huyện Đà Bắc gặp nhiều khó khăn. Ảnh chụp tại xóm Ké, xã Hiền Lương.
Khảo sát thực tế tại xã Tiền Phong, địa phương có 5/7 xóm tiếp giáp với vùng lòng hồ sông Đà, nơi có nguồn thủy sản phong phú, đa dạng. Hiện, toàn xã có trên 300 hộ phát triển nghề nuôi cá lồng với trên 700 lồng cá, chủ yếu là các giống cá: Lăng, chiên, trắm đen… Theo giá thị trường hiện nay, cá lăng có giá 70.000 - 80.000 đồng/kg, cá chiên 300.000 - 350.000 đồng/kg, trắm đen 100.000 - 120.000 đồng/kg…, thấp hơn khoảng 10 -15% so với những năm trước đây.
Đồng chí Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: "Hàng năm, tầm tháng 4 - 5, các hộ cơ bản thu hoạch hết cá lồng. Tuy nhiên, năm nay đã đầu tháng 6 vẫn tồn đọng rất nhiều. Theo đánh giá, diễn biến thời tiết năm nay thuận lợi, không có dịch bệnh nên sản lượng đạt kế hoạch. Thị trường tiêu thụ cá lồng của các hộ trên địa bàn là tự thỏa thuận thu mua với các tư thương. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc tiêu thụ chậm hơn so với những năm trước đây".
Theo thống kê 6 tháng đầu năm, tổng diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đạt 82 ha, trong đó có 1.874 lồng cá, đạt 98,1% kế hoạch, sản lượng ước đạt 668,01 tấn. Các giống cá chủ lực như trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, chiên, ngạnh… được tập trung chăn nuôi, phát triển tại các xã vùng ven lòng hồ. Thị trường tiêu thụ cá lồng của các hộ chăn nuôi là cung ứng cho doanh nghiệp, nhà hàng trên địa bàn và địa phương lân cận. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động giao thương gặp nhiều khó khăn. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động du lịch, kinh doanh nhà hàng ăn uống đều nghiêm túc chấp hành quy định đóng cửa tạm thời. Hiện, nhiều hộ chăn nuôi cá lồng lựa chọn tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối trên địa bàn huyện, bán lẻ thông qua kênh mạng xã hội zalo, facebook…, nhưng nguồn cung lớn nên sản phẩm cá lồng tồn đọng khá nhiều.
Anh Đinh Văn Yêm, xóm Ké, xã Hiền Lương trăn trở: "Gia đình tôi phát triển nghề nuôi cá lồng từ năm 2017, bình quân mỗi năm bán ra thị trường khoảng 2 tấn cá, thu nhập đạt gần 20 triệu đồng. Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 khiến cá lồng tiêu thụ chậm hơn. Từ đầu năm đến nay, gia đình mới chỉ bán lẻ được hơn 1 tạ cá. Hiện còn hơn 1 tấn cá chưa có tư thương đến hỏi mua”.
Thị trường đầu ra khó khăn, người dân vẫn phải "gồng mình” trang trải chi phí chăn nuôi. Thực tế cho thấy, đối với một số giống cá dễ nuôi như trắm đen, trắm trắng… có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên (cá tép, cỏ voi, sắn…) để giảm bớt chi phí. Đối với một số giống cá lăng, trê…, chi phí mua cám sẽ tốn kém hơn. Chính vì vậy, việc chậm tiêu thụ các sản phẩm cá lồng sẽ gây thiệt hại về kinh tế, không kịp thu hồi tiền vốn để nuôi gối các vụ tiếp theo.
Vừa qua, Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc đã phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng, bao tiêu sản phẩm chăn nuôi thủy sản khảo sát thực tế trên địa bàn. Qua đó nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nghề nuôi cá lồng, đồng thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ.
Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thời gian tới, Phòng NN&PTNT tiếp tục tham mưu UBND huyện các giải pháp để tiêu thụ sản lượng cá lồng còn tồn đọng. Tuy nhiên, để có thị trường tiêu thụ ổn định, Phòng NN&PTNT sẽ tìm kiếm, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá thành ổn định cho người dân. Đồng thời, mong muốn các hộ chăn nuôi cá lồng tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; khai thác tiềm năng, thế mạnh chăn nuôi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh bước đầu tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm.
(HBĐT) - Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm: Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Công đoàn các KCN và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico (KCN Mông Hoá – TP Hoà Bình).
(HBĐT) - Sáng 11/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015 - 2020. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với vùng đất Cao Phong, cây cam chính là lời giải cho bài toán "trồng cây gì” trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sự ấm no, giàu có mà nhiều nông dân huyện Cao Phong có được phần nhiều nhờ vào cây cam. Trong hành trình cùng cây cam vượt lên xóa nghèo ghi đậm dấu ấn của đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
(HBĐT)-Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chính là một "phép thử” đối với các cửa hàng bán lẻ tại TP Hòa Bình. Họ phải học cách thích nghi và thay đổi mô hình kinh doanh để có thể tồn tại qua mùa dịch.
(HBĐT) - Theo số liệu của UBND tỉnh về bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020, kết quả giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh đến ngày 31/1/2021 đạt 3.059,8 tỷ đồng, bằng 78% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh giao và 75% kế hoạch vốn của Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao.
Kết quả giải ngân năm 2020 đạt thấp được cho là do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động thu, chi NSNN. Đồng thời, UBND tỉnh có Công văn số 1711/UBND-TCTM, ngày 7/10/2020 về giải pháp điều hành một số nhiệm vụ tài chính - ngân sách