(HBĐT) - Đường 435, đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh (Cao Phong) có vai trò hết sức quan trọng, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, tổ chức thi công, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ và phải gia hạn nhiều lần. Để giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc về GPMB, ngày 15/4/2021, TP Hòa Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của 3 hộ dân trên địa bàn phường Thái Bình.


Gia đình ông Phạm Văn Dũng, phường Thái Bình là 1 trong 3 hộ nằm trong quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình.

Dự án đường 435, đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh được phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-UBND, ngày 15/1/2016 của UBND tỉnh, có tổng mức đầu tư 283 tỷ đồng, được điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 450/NQ-HĐND, ngày 11/5/2021, tăng thêm 15 tỷ đồng. Tuyến đường dài khoảng 10,2 km, đoạn từ km0+00 - km4+00 thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố gom đô thị; đoạn từ km4+00 - km10+192,13 thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV - đồng bằng. Thời gian thực hiện từ tháng 11/2016, hoàn thành ngày 31/7/2021.

Đồng chí Bùi Thế Dương, Chủ tịch UBND phường Thái Bình cho biết: Cấp ủy, chính quyền phường đang triển khai Quyết định số 1368/QĐ-UBND, ngày 8/4/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc cưỡng chế thu hồi đất. Theo đó, đã thành lập tổ công tác, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các bước theo đúng quy trình, công khai quyết định cưỡng chế đối với 3 hộ dân: Dương Tiến Hùng, Phạm Văn Dũng và Phạm Thị Hải (tổ 8, 9). Các hộ dân bị ảnh hưởng trên tuyến nói chung cơ bản hoàn tất để phục vụ công tác thi công. Riêng đối với các hộ thuộc diện cưỡng chế, 2 hộ Phạm Văn Dũng, DươngTiến Hùng đã có đơn đề nghị xem xét hỗ trợ đền bù với mức 50% giá trị đất ở. Đối với bà Phạm Thị Hải đề xuất trích đo phần diện tích còn lại theo hiện trạng và đề nghị được chuyển đổi diện tích còn lại thành đất ở.

Hộ ông Phạm Văn Dũng (Lại Thị Nhung) là 1 trong 3 hộ diện cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định số 1368/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố, cho biết: Những người bị thu hồi đất trên tuyến và cả chúng tôi rất ủng hộ chủ trương của Nhà nước cải tạo, nâng cấp đường để thuận tiện đi lại, giao thương, tuy nhiên, người dân mong muốn phải công bằng trong thực hiện chính sách GPMB, tái định cư. Theo ông Dũng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chính xác vì gia đình ông chuyển từ Bình Thanh về và xây dựng nhà từ năm 1978. Nhà xây bám mặt đường từ đó đến nay, phía hành lang giao thông sắp giải tỏa lại là đất lâm nghiệp và mức đền bù, hỗ trợ áp theo đó. Trong khi diện tích thu hồi là diện tích trồng cây lâu năm gia đình đã sử dụng để ở nhiều năm và đã được kiến thiết, xây dựng nhiều tài sản trên đất như: Tường bao, mái tôn, nền bê tông… Chính vì vậy, gia đình ông đề nghị, chính quyền thành phố và các đơn vị liên quan hỗ trợ đền bù giá đất với mức 50% đất ở cho gia đình.

Hiện, chính quyền địa phương đã chuyển đề xuất, kiến nghị của người dân cho cấp trên, đồng thời tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động người dân phối hợp để thực hiện cưỡng chế.

Theo Ban Quản lý dự án các công trình giao thông, đơn vị được Sở GTVT giao thực hiện dự án đường 435, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên chưa thể thực hiện cưỡng chế (dự kiến khi tình hình dịch giảm bớt sẽ triển khai thực hiện). Công tác GPMB dự án đã cơ bản xong, những khu vực đã có mặt bằng bàn giao cho nhà thầu tổ chức thi công theo kế hoạch. Thực hiện xong công tác di chuyển đường điện và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Đối với khu vực sạt lở đất tại nghĩa địa xóm Chăm, phường Thái Bình, đã thực hiện xong công tác điều chỉnh thiết kế cũng như đo đạc, kiểm đếm đối với toàn bộ ngôi mộ trong vùng sạt lở, có nguy cơ bị sạt lở. Do nguồn vốn năm 2021 của dự án chưa được bố trí nên chưa thể tiến hành chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng; đã tuyên truyền, vận động được Nhân dân cho ứng trước mặt bằng để thi công. Nhà thầu đang đào hạ mái taluy và có phương án thi công kè bê tông chắn đất.

Đến nay, giá trị xây lắp đường 435 (đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh) đã thực hiện 121/147,03 tỷ đồng, đạt 82,3%, về cơ bản giao thông đã êm thuận lên tới hồ Hòa Bình, chỉ còn một số đoạn tại khu vực TP Hòa Bình đang xử lý thi công. Ban Quản lý đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác GPMB, bàn giao sớm cho đơn vị thi công để công trình được hoàn thành theo đúng kế hoạch. Kế hoạch vốn được giao đến nay là 205,46/283 tỷ đồng, đạt 72,6% (còn thiếu 77,54 tỷ đồng). Công tác giải ngân đã hoàn thành 100% kế hoạch vốn giao. Đến thời điểm hiện tại, kế hoạch vốn của công trình trong năm 2021 chưa được bố trí, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét, cân đối, sớm bố trí vốn năm 2021 để công trình được hoàn thành theo đúng kế hoạch.


 L.C


Các tin khác


Chủ động, linh hoạt tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản (TTNS) của nông dân trong tỉnh chậm hơn. Để chủ động hỗ trợ nông dân TTNS hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, các ngành, địa phương, đơn vị đã kịp thời vào cuộc, đồng thời đưa ra những giải pháp có tính lâu dài trong việc TTNS khi dịch bệnh được kiểm soát.

Huyện Lạc Sơn: Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích đất lâm nghiệp 35.255,99 ha, chiếm 60,07% diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 12.432,54 ha, quy hoạch rừng phòng hộ 8.961,1 ha, diện tích rừng sản xuất 13.862,35 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn huyện là 53%.

Huyện Đà Bắc: Huy động trên 32.900 ngày công làm thủy lợi

(HBĐT) - Nhằm đảm bảo cấp nước cho sản xuất, ngay từ đầu năm, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với các xã, thị trấn khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, chủ động điều tiết, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm phục vụ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra công trình thủy lợi, hồ chứa, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch, đề xuất nâng cấp, sửa chữa các công trình bị hư hỏng.

33 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh bước đầu tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico

(HBĐT) - Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm: Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Công đoàn các KCN và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico (KCN Mông Hoá – TP Hoà Bình).

Tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ 

(HBĐT) - Sáng 11/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015 - 2020. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục