(HBĐT) - Vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta khẳng định. Qua thực tế hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong nông nghiệp luôn luôn gắn liền với vai trò làm chủ, chủ thể của giai cấp nông dân. Từ thực tế đó, những năm qua, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân (HND) đã chú trọng thực hiện các chính sách, chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM và giảm nghèo ở các địa phương trong tỉnh. Bài 1- Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển.

Bài 1 - Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển 



Phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi góp phần hình thành những cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất chuyên canh. Ảnh chụp tại diện tích khoán trồng chè của nông dân xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ).

Trao "cần câu” cho nông dân

Giai đoạn 2011-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp HND đã tập trung thực hiện những chính sách, chương trình nhằm xây dựng người nông dân thời đại mới và đổi mới tư duy nông nghiệp, có kỹ năng SX-KD theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng NTM bền vững. Trong đó, trọng tâm là Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của HND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” (Đề án 61). Thực hiện Đề án, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU, ngày 21/4/2014; các cấp HND trong tỉnh đã bám sát nội dung, chương trình hoạt động, tích cực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, phối hợp của chính quyền các cấp; các tổ chức, cá nhân và hội viên nông dân phát huy hiệu quả vai trò trung tâm, nòng cốt; thực hiện tích cực vai trò chủ thể, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển theo hướng CNH-HĐH; xây dựng tổ chức Hội không ngừng lớn mạnh, phát động và đẩy mạnh 3 phong trào lớn của Hội.

Dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của BCĐ Đề án 61 các cấp, các địa phương đã tổ chức có hiệu quả  hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân. Nổi bật và xuyên suốt trong 3 phong trào lớn là phong trào Nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. 10 năm qua, bình quân hằng năm có 72.000 hộ nông dân đăng ký SX-KD giỏi các cấp, chiếm khoảng 50,5% so với hộ nông nghiệp; số hộ đạt danh hiệu SX-KD giỏi các cấp trên 36.000 hộ. Cùng với đó, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) sau khi được thành lập đã phát huy hiệu quả. Hiện, toàn tỉnh đang quản lý và khai thác tốt trên 37,284 tỷ đồng. Ở giai đoạn 2011-2020,  trên 500 mô hình đã được xét duyệt và trên 6.500 lượt hộ nông dân đã được vay vốn. Dư nợ nhận ủy thác với 3 ngân hàng (Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Liên Việt) của các cấp HND không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng các chương trình, dịch vụ tín dụng và ưu đãi. Từ đó, qua các năm xuất hiện ngày càng nhiều điển hình SX-KD giỏi, có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Hội viên Đinh Văn Đứng là một trong những điển hình trong phong trào SX-KD giỏi của xã Vân Sơn (Tân Lạc). Từ sau khi Sở KH&CN triển khai dự án phục tráng quýt cổ, hỗ trợ bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc và đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã, ông đã mạnh dạn lựa chọn loại cây này để thoát nghèo. Ông Đứng chia sẻ: Khoảng hơn 15 năm trước, Chương trình 135 đã đưa giống quýt Nam Sơn đến với hộ nghèo của xã. Cùng với sự quan tâm, hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn địa phương, của tỉnh và sự đồng hành của HND, ông được vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện mục tiêu XĐ-GN, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sau nhiều năm cần cù lao động, đến nay, quy mô vườn của ông đã mở rộng với 900 gốc quýt và hàng chục con gia súc. Mô hình đạt doanh thu trên 260 triệu đồng/năm; hiện đang tạo việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động với thu nhập 170.000 đồng/ngày. Ngoài tập trung làm ăn để phát triển kinh tế gia đình, ông cũng là một hội viên tích cực trong các hoạt động Hội. Thực hiện phong trào xây dựng NTM, thời gian qua, gia đình ông đã đóng góp sức lao động cùng bà con địa phương hiến 150m2 đất để xóm mở đường giao thông vào khu sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Trong 10 năm, xác định cho nông dân "cần câu” chứ không cho con cá, các cấp Hội đã hỗ trợ bà con tiếp cận KHKT, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp phát triển SX-KD. Việc xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với các sở, ngành chuyên môn, Liên minh HTX để tạo nguồn lực và thống nhất chương trình hành động trong quá trình củng cố, xây dựng kinh tế hợp tác ở nông thôn được đẩy mạnh. Qua đó, đã xây dựng được 322 mô hình kinh tế tập thể (249 tổ hợp tác và 73 HTX). Từ các nguồn vốn vay đã tạo điều kiện thuận lợi cho HVND trong tỉnh đầu tư vào phát triển sản xuất trên các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... góp phần giảm nghèo, nâng cao vai trò, trách nhiệm của HND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM.

Góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững

Thực hiện các chương trình, đề án trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng (khóa X), các cấp Hội đã tích cực tham gia chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, quy hoạch vùng nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế, thế mạnh của từng địa phương và Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đã có 447 hộ nông dân mua các loại máy nông nghiệp phục vụ sản xuất, được hỗ trợ lãi suất trên 2,7 tỷ đồng. Phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi được triển khai hiệu quả tại các địa phương trong tỉnh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong 10 năm, toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa trên 4.700 ha. Từ đó hình thành những cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KHKT tạo nên những nông sản hàng hoá đặc trưng, chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 100 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn; giá trị thu được trên 1ha đất sản xuất bình quân đạt trên 140 triệu đồng/ha (tăng trên 2,2 lần so với năm 2010). Nổi bật nhất, sau cam Cao Phong thì chuối Viba là thương hiệu nông sản thứ 2 của tỉnh ta được phục vụ trong các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airline. Theo thống kê, có đến gần 100 hộ HVND thu nhập từ 500 triệu đến trên 1 tỷ đồng; số hộ thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng lên đến hàng chục nghìn hộ.
 
Với việc đưa ra chính sách, mục tiêu cụ thể và triển khai đồng bộ từ tỉnh, địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện Đề án; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với các cấp Hội đã mang lại nhiều thành quả, khẳng định vị thế của tổ chức Hội, vai trò chủ thể, trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, bền vững.

(Còn nữa)

Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Huy động trên 32.900 ngày công làm thủy lợi

(HBĐT) - Nhằm đảm bảo cấp nước cho sản xuất, ngay từ đầu năm, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với các xã, thị trấn khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, chủ động điều tiết, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm phục vụ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra công trình thủy lợi, hồ chứa, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch, đề xuất nâng cấp, sửa chữa các công trình bị hư hỏng.

33 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh bước đầu tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico

(HBĐT) - Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm: Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Công đoàn các KCN và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico (KCN Mông Hoá – TP Hoà Bình).

Tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ 

(HBĐT) - Sáng 11/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015 - 2020. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dấu ấn vốn chính sách trong phát triển cây cam ở Cao Phong

(HBĐT) - Với vùng đất Cao Phong, cây cam chính là lời giải cho bài toán "trồng cây gì” trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sự ấm no, giàu có mà nhiều nông dân huyện Cao Phong có được phần nhiều nhờ vào cây cam. Trong hành trình cùng cây cam vượt lên xóa nghèo ghi đậm dấu ấn của đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Covid-19 - “phép thử" đối với thị trường bán lẻ thành phố Hòa Bình

(HBĐT)-Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chính là một "phép thử” đối với các cửa hàng bán lẻ tại TP Hòa Bình. Họ phải học cách thích nghi và thay đổi mô hình kinh doanh để có thể tồn tại qua mùa dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục