(HBĐT) -  Vụ mùa, hè thu là vụ sản xuất có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng cây trồng, là vụ có diện tích gieo cấy lớn nhất, làm tăng diện tích, sản lượng cây trồng và tổng giá trị sản xuất cả năm. Do đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất cả năm, huyện Lạc Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các địa phương chuẩn bị điều kiện tốt nhất để bước vào sản xuất vụ mùa, hè thu; mở rộng diện tích các loại cây trồng, không để đất trống; chỉ đạo chăm sóc, thâm canh cây trồng…



Nông dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) sử dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu.

Vụ chiêm xuân năm 2021, huyện đạt được một số kết quả khả quan. Diện tích, sản lượng lương thực cây có hạt đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Diện tích gieo trồng vụ xuân đạt 10.490 ha (bằng 100,7% kế hoạch). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 6 tháng đầu năm ước đạt 36.135 tấn. Vụ chiêm xuân, toàn huyện cấy 3.701 ha lúa, năng suất bình quân đạt 57 tạ/ha, sản lượng 21.096 tấn; ngô 3.960 ha, năng suất bình quân ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng 15.039 tấn…

       Theo kế hoạch, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa, hè thu của huyện khoảng 8.000 ha (không kể cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày). Trong đó, lúa 5.100 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha; ngô 1.500 ha, năng suất bình quân 35 tạ/ha; khoai lang 300 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha; rau các loại 550 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha…

Theo đồng chí Bùi Văn Phụng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, để chủ động cho sản xuất vụ mùa, hè thu đạt kết quả cao cả về diện tích, cơ cấu cây trồng và tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đồng ruộng. Đối với cây lúa sử dụng tối đa giống ngắn ngày, tập trung gieo cấy theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời vụ. Phấn đấu trà lúa mùa sớm khoảng 3 - 5% diện tích để thu hoạch sớm, giải phóng đất trồng cây vụ đông. Sử dụng các giống lúa: TBR225, DDS1, Khang dân 18, Thiên ưu 8… Trà lúa mùa chính khoảng 95 - 97% diện tích, sử dụng các giống: MDD1, BC15, TBR225, Nhị ưu 838…; phấn đấu cấy xong trước ngày 20/7. Đối với cây ngô, huyện phấn đấu trên 90% diện tích trồng ngô lai, tập trung sử dụng bộ giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN20, LVN24, HN68, HN88… Các cây màu như ngô, khoai lang trồng từ ngày 15/5 - 15/8, thời vụ tốt nhất trồng từ ngày 5/6 - 15/7; lạc trồng từ ngày 5/6 - 15/7…

 Những ngày tháng 6, mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng bà con nông dân khắp các xã, thị trấn đều cố gắng ra đồng làm đất chuẩn bị cấy lúa mùa. Trên các cánh đồng của xã Thượng Cốc tới những xã khó khăn như: Tân Lập, Văn Sơn, Miền Đồi, nông dân tranh thủ ra đồng làm đất từ sáng sớm để tránh nắng. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, 80 - 90% nông dân trên địa bàn huyện sử dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất nên tiến độ làm đất đảm bảo kế hoạch đề ra. Hiện tại, nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất.

 Ông Bùi Văn Dương, xóm Tôm, xã Tân Lập phấn khởi: Năm nay, ông trời thương người nông dân nên lúa chiêm được mùa. Đúng thời điểm gặt trời nắng nên chúng tôi tranh thủ gặt trước mùa mưa dông. Lúa phơi được nắng hạt nào cũng chắc mẩy. Để giảm sức lao động gia đình tôi thuê máy cày, máy bừa làm đất chuẩn bị cho vụ mùa diễn ra theo đúng kế hoạch. Gia đình tôi dự kiến bắt đầu cấy từ ngày 9/7.

 Song song với việc chuẩn bị tốt các điều kiện để nông dân gieo trồng cây hàng năm vụ mùa, hè thu, huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh lây lan, thực hiện tốt công tác tiêm phòng theo kế hoạch. Đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền về tình hình dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục để người dân biết, chủ động phòng chống. Đẩy mạnh chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trồng 800 ha rừng năm 2021, giữ độ che phủ rừng 53%. Triển khai phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gắn với công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa phục vụ sản xuất. 


Thu Thủy

Các tin khác


Thị trấn Bo trước cơ hội mới

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thị trấn Bo (Kim Bôi) được mở rộng trên cơ sở nhập toàn bộ dân số, diện tích 2 xã Kim Bình và Hạ Bì. Diện tích thị trấn từ 6,2 ha tăng lên 13,27 km2, dân số từ 3.000 người tăng gấp 5 lần, hiện khoảng 1,5 vạn người. Toàn thị trấn mới có 16 khu dân cư, 25 chi bộ với xấp xỉ 1.000 đảng viên.

Giá vật liệu xây dựng tăng cao, doanh nghiệp, người dân gặp khó

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, giá vật liệu xây dựng (VLXD), trong đó chủ yếu là giá thép nhiều lần tăng với biên độ ngày càng lớn, mức giá thép hiện tại mặc dù giảm hơn so với đầu tháng 6 từ 500.000 - 800.000 đồng/tấn, nhưng vẫn giữ ở mức 15 - hơn 17 triệu đồng/tấn tùy loại, cao hơn thời điểm đầu năm khoảng 25% và 40% so cuối năm 2020. Giá thép tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như người dân xây dựng các công trình dân dụng.

Sát sao chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án đầu tư trọng điểm

(HBĐT) - Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 752/QĐ-UBND về thành lập tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, để thực hiện nhiệm vụ giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư sử dụng vốn trong và ngoài ngân sách Nhà nước (NSNN) cần đẩy nhanh tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu NSNN cho tỉnh.

Đổi thay từ tín dụng chính sách 

(HBĐT) - Có vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo và nâng cao thu nhập của người dân đã bớt nan giải hơn. Từ vốn chính sách, hàng năm, trên địa bàn tỉnh có thêm hàng nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng, góp phần hoàn thành tiêu chí về môi trường, một tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Khẳng định vị thế nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Với tổng số trên 131.000 hội viên nông dân (HVND), chiếm hơn 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh và là lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giai cấp nông dân không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH mà còn trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Họ đích thực là chủ thể của quá trình này.

Bài 2 - Phát huy vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hòa Bình: Siết chặt quản lý đô thị

(HBĐT) - Sau sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 12 phường, 7 xã, với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 78,1%, tốc độ đô thị hoá giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường quản lý đô thị (QLĐT), huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, bảo đảm trật tự đô thị - Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư TT Thành ủy cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục