Ngày 30/6, Ngân hàng Thế giới (WB) phát đi thông báo cho biết, hai Chương trình Chính sách Phát triển (DPO) với tổng giá trị 321,5 triệu USD vừa được WB phê duyệt, qua đó khẳng định cam kết hỗ trợ các nỗ lực phục hồi của Việt Nam.

 

Ảnh minh họa

Hai chương trình này được thiết kế để hỗ trợ chính quyền trung ương và TP Hồ Chí Minh trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện, dựa trên chuyển đổi số và bền vững.

Khoản tín dụng đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD tập trung vào hỗ trợ các hành động chính sách giúp phục hồi toàn diện hơn, từ chính phủ điện tử và năng lượng tái tạo cho tới hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ và thanh toán di động.

Qua việc nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trẻ có chất lượng với chi phí hợp lý, hỗ trợ chính sách này sẽ giúp giải quyết một trong những rào cản lớn nhất đối với vấn đề bình đẳng giới tại các khu công nghiệp.

Việc hỗ trợ phát triển thanh toán di động nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình chưa có tài khoản ngân hàng, vốn vẫn chiếm đa số tại Việt Nam.

Các hoạt động phát triển chính phủ điện tử sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi dựa trên chuyển đổi số, nhờ đó các dịch vụ công sẽ được cung cấp hiệu quả và toàn diện hơn cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam ưu tiên các dự án năng lượng mặt trời, là những giải pháp xanh hơn và ít phát thải CO2 hơn so với điện than.

Chương trình thứ hai, sử dụng khoản vay 100 triệu USD, hỗ trợ TP Hồ Chí Minh thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu không gian tích hợp và minh bạch cho quản lý đô thị.

Chương trình này cũng được thiết kế để tăng cường quản lý nợ; tài sản công; và cải thiện hoạt động cung cấp các dịch vụ ưu tiên của thành phố - ba yếu tố cơ bản để quản lý hiệu quả một thành phố hiện đại.

Những cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin quy hoạch sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố, từ đó thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, tăng năng suất lao động và tạo việc làm.

Bằng cách tăng cường hiệu quả quản lý nợ và tài sản công của thành phố, chương trình này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả tài khóa và tạo thêm nguồn thu trong những năm tới.

Về lâu dài, người dân sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ đô thị chất lượng cao hơn, sau khi thành phố thực hiện cải cách nhằm nâng cao tính cạnh tranh và minh bạch của các thủ tục trong lĩnh vực giao thông và bất động sản.

Ngoài ra, chương trình này sẽ giúp thành phố giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu, thông qua tăng cường tính minh bạch về quy hoạch phân khu có tính đến yếu tố khí hậu, mở rộng mạng lưới thoát nước và dự kiến chuyển đổi ​​từ phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng ít phát thải CO2 hơn.

Chương trình này cũng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái sử dụng phương tiện giao thông công cộng do khả năng kết nối và an toàn cá nhân đều được nâng cao.

Nguồn tài trợ cho chương trình DPO của Chính phủ Việt Nam đến từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) và nguồn tài trợ cho chương trình DPO của Thành phố Hồ Chí Minh là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD).


Thao Báo Nhân dân

Các tin khác


Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 16,1%

(HBĐT) - Ngày 29/6, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH 6 tháng đầu năm 2021. Đồng chí Trần Văn Thạch, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh chủ trì họp báo. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí T.Ư và địa phương.

Xúc tiến thương mại và phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm dược liệu

(HBĐT) - Ngày 29/6, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại (XTTM) và phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm dược liệu. Dự hội nghị gồm 6 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh có nhu cầu về mua, phát triển vùng dược liệu của tỉnh và hơn 20 HTX chuyên sản xuất dược liệu của tỉnh.

Chính phủ ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Quyết liệt chỉ đạo quản lý, xử lý trụ sở làm việc sau sáp nhập

(HBĐT) - Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Theo đó, toàn tỉnh giảm 1 ĐVHC cấp huyện (sau khi nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình) và giảm 59 ĐVHC cấp xã, phường, thị trấn. Thực tế cho thấy, sau khi sáp nhập các ĐVHC, có rất nhiều khó khăn được đặt ra như sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức; ổn định chỗ làm việc, cơ sở vật chất cho cán bộ, thuận tiện cho người dân đến giao dịch… Trong đó, việc sắp xếp quản lý, xử lý tài sản công (TSC) nói chung và trụ sở làm việc nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp thiết.

Cụm công nghiệp Tiên Tiến: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng

(HBĐT) - Xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) có tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình chạy qua, nằm trong địa bàn chiến lược, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Yên Quang và cụm công nghiệp (CCN) Tiên Tiến. Đến nay, tiến độ triển khai CCN Tiên Tiến nhanh hơn rất nhiều KCN Yên Quang.

Huyện Đà Bắc: Triển vọng từ mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình trồng cây dược liệu tại xã Yên Hòa đã đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Đây là mô hình có nhiều triển vọng được huyện Đà Bắc chú trọng nhân rộng trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục