(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhất là làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 có tốc độ lây lan nhanh, mức độ nguy hiểm rất lớn. Tỉnh đã ghi nhận các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, có địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, cách ly y tế nên đã ảnh hưởng tới hoạt động giao thương. Các ngành kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, thể hiện ở chỉ số sản xuất công nghiệp (SXCN) tháng 6/2021 ước giảm 14,52% so với tháng 5.

 


Nỗ lực vượt qua khó khăn, hiện, Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà) giải quyết việc làm cho trên 700 lao động.

Mặc dù chịu tác động của dịch bệnh, tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, nhờ các giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sát tình hình thực tế của UBND tỉnh; đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực SXCN đã nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", vừa đảm bảo an   toàn phòng dịch, bảo vệ sức khỏe công       nhân lao động, vừa duy trì và thúc đẩy SX-KD nên SXCN trên địa bàn vẫn có mức tăng trưởng khá. 

Công ty TNHH GGS Việt Nam, khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) là một trong những DN khá lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Thời gian qua, do dịch Covid-19, công ty gặp khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào và hoạt động xuất khẩu hàng. Song, với sự xoay sở của DN để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, GGS Việt Nam vẫn giữ hoạt động ổn định với phương châm an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn. Chủ tịch Công đoàn công ty Vũ Thị Sâm chia sẻ: "Công ty luôn coi trọng và thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch (PCD) Covid-19; chú trọng xây dựng phương án phòng dịch, tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh. Ngoài yêu cầu công nhân lao động thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K", công ty đã thành lập các tổ an toàn Covid, bố trí các điểm quét mã QR code để khai báo y tế". Vừa tăng cường phòng    dịch, Công ty TNHH GGS Việt Nam vừa chủ động xây dựng chiến lược SX-KD trong điều kiện bình thường mới và tích cực nắm bắt thông tin thị trường. Nhờ vậy đã sản xuất hiệu quả, hiện công ty giải quyết việc làm cho 730 lao động, thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/ người/tháng. 

Cũng như GGS Việt Nam, thời gian qua, nhiều DN của tỉnh đã nỗ lực vượt khó để khôi phục và phát triển sản xuất. Đến cuối năm 2020, trong tỉnh có 352 dự án SXCN, chiếm 59,45% tổng số dự án trên toàn tỉnh. Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp tập trung vào thế mạnh của tỉnh như: thủy điện, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản và hạ tầng công nghiệp… Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu với xu hướng chuyển dịch khá rõ theo định hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng. 

Để thúc đẩy SXCN trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành Công Thương đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh. Tăng cường chỉ đạo kiểm soát việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở SX-KD. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở vừa phục hồi, phát triển sản xuất, vừa sẵn sàng PCD. Sở đã thành lập 2 tổ kiểm tra công tác PCD Covid-19 trong hoạt động công nghiệp và thương mại, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của DN, cơ sở SX-KD, đề xuất các giải pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

Bên cạnh đó, nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển sản xuất CN-TTCN, công tác khuyến công được tập trung triển khai. Sở Công Thương đã chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng tích cực nắm bắt tình hình hoạt động, nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn, từ đó có kế hoạch hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả SX-KD. Cùng với đó, Sở Công Thương chỉ đạo Điện lực Hòa Bình triển khai các biện pháp đảm bảo cung cấp điện ổn định, chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư phát triển lưới điện đến các khu, cụm công nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng ngừng, giảm mức cung cấp điện không theo kế hoạch. Phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trong việc đấu nối, cung cấp điện. 

Với việc triển khai các giải pháp cụ thể, sát thực đã tạo động lực để ngành công nghiệp vượt khó. 6 tháng đầu năm nay, chỉ số SXCN của tỉnh ước tăng 25,89% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị sản xuất ước đạt 22.344,6 tỷ đồng, tăng 24,29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từng bước phục hồi và sản xuất ổn định, một số sản phẩm chủ yếu như: Đồ uống các loại, thép, sản phẩm điện tử, may mặc... tiếp tục có kết quả tăng khá so với cùng kỳ năm trước (bia, đồ uống các loại tăng 8,05%, sản phẩm may mặc tăng 11,94%, sản phẩm điện tử tăng 19,17%). Sản lượng điện sản xuất ước đạt 4.096,25 triệu kWh, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng điện thương phẩm ước đạt 515,13 triệu kWh. Theo công bố của Cục Thống kê, ngành công nghiệp trong 6 tháng qua duy trì mức tăng trưởng 39,26%, đóng góp 12,51 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

                                                                                            
Bình Giang

Các tin khác


Nỗ lực thực hiện mục tiêu kép

(HBĐT) - Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để truyền tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hiện, đơn vị tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất.

Kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công nếu giải ngân chậm tiến độ

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 6. Đồng chí yêu cầu, kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với các dự án chậm giải ngân, nếu đến ngày 30/9/2021, giải ngân không đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) được giao thì chắc chắn sẽ thực hiện điều chuyển cho dự án có khối lượng mà còn thiếu vốn, vì vậy, các chủ đầu tư phải hết sức cố gắng.

Cần quan tâm đến chính sách phát triển du lịch nông thôn

Đó là một trong những nội dung được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo trực tuyến về định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra chiều 14/7, tại Hà Nội.

Tập trung thực hiện Tổng điều tra kinh tế đảm bảo tiến độ, chất lượng

(HBĐT) - Từ ngày 1 - 30/7 là thời gian Tổng điều tra kinh tế (TĐTKT) năm 2021 giai đoạn 2, tập trung thu thập thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (TG, TN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Hội Nông dân xã Hợp Tiến hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

(HBĐT) - Kịp thời động viên tinh thần, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, Hội Nông dân xã Hợp Tiến (Kim Bôi) trở thành điểm tựa, ngôi nhà chung để hội viên nông dân gửi gắm niềm tin, quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên xóa đói, giảm nghèo. 

Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Ngày 13/7, Sở Công Thương phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, HTX Nông nghiệp và thương mại Sông Đà 6 tổ chức lễ ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình, tại địa chỉ số 3, đường Hoàng Diệu, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình. Dự lễ ra mắt có lãnh đạo Sở Công Thương, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh HTX tỉnh...           

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục