(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại hình thiên tai như: Giông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, nhất là ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn kèm giông lốc đã làm hư hỏng nhà ở, hoa màu và một số công trình công cộng trên địa bàn các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn.


Đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có nguy cơ sạt lở cao vào nhà của các hộ dân ở xóm Rổng Vòng.

Cụ thể, thiên tai đã làm 110 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng và di dời khẩn cấp 41 nhà. Tổng diện tích nông, lâm nghiệp bị thiệt hại trên 236 ha, trong đó, diện tích lúa gần 24 ha, diện tích hoa màu 153,35 ha, diện tích cây trồng lâu năm 5 ha, cây trồng hàng năm 3,3 ha, diện tích rừng 2 ha, cây giống bị hư hỏng 1,5 ha, cây khác 1 ha và hơn 550 kg lúa giống. 

Về các công trình thủy lợi, giao thông, có 9 máy thủy luân bị vùi lấp, 18 bai tạm bị vỡ; 750 m3 đất sạt lở trên các tuyến quốc lộ; gần 36 m chiều dài và khoảng 200 m3 đất, đá, bê tông sạt lở, hư hỏng trên các tuyến đường địa phương. Bên cạnh đó, thiên tai cũng làm thiệt hại một số diện tích ao nuôi cá, hồ nhỏ và gây thiệt hại về chăn nuôi với gần 210 con gia súc, gia cầm bị chết… Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm khoảng 5.251 triệu đồng.

Ngay sau khi có thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo thành viên các tổ công tác phối hợp với ngành liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình tại các địa phương; đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án khắc phục theo phương châm "4 tại chỗ”.

P.V


Các tin khác


Hà Nội dừng xe khách đi 37 tỉnh, thành

TP Hà Nội dừng hoạt động của các phương tiện vận tải công cộng đến 37 tỉnh thành, chủ yếu là các địa phương phía Nam, từ 18/7.

Xã Phong Phú nỗ lực trở thành thị trấn

(HBĐT) - Xã Phong Phú là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tân Lạc. Xã có vị trí thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa; phát triển thương mại, dịch vụ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Với những lợi thế đó, Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân xã nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí phát triển đô thị, đưa Phong Phú trở thành thị trấn năm 2024.

Dành nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

(HBĐT) - Giờ đây, về vùng nông thôn dễ dàng nhận thấy cuộc sống đang từng ngày đổi mới. KT-XH vùng nông thôn, miền núi của tỉnh tiến bộ vượt bậc. Người dân có điều kiện tiếp cận thị trường, KHKT, dịch vụ để phát triển kinh tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016-2020, trong đó, điểm nhấn là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã tạo lực đẩy cho sự phát triển, góp phần đắc lực dần hoàn thiện các thiết chế hạ tầng KT-XH cơ bản ở nông thôn theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị.

Họp Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh

(HBĐT) - Ngày 16/7, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) tỉnh. Đồng  chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ CCHC tỉnh chủ trì. Tham dự có các thành viên BCĐ tỉnh, giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc UBND tỉnh…

Triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách 6 tháng cuối năm 

(HBĐT) - Ngày 16/7, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. Dự hội nghị có đồng chí Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh vừa ban hành Công văn số 609/BĐD-HĐQT về việc triển khai thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục