(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 27/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh phòng, chống dịch Covid-19. Nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ tới người dân, cấp ủy, chính quyền huyện chủ động thực hiện nhiều giải pháp, kiên quyết không để bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ đời sống Nhân dân, đặc biệt trong 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội.


Tại các chợ dân sinh, các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, rau xanh dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân. Ảnh chụp tại chợ trung tâm thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Sáng 27/7, đoàn kiểm tra liên ngành 389/ĐP huyện đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường. Qua kiểm tra thực tế tại các chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng hóa cho thấy: Tình hình thị trường tại huyện sôi động hơn so với vài ngày trước do nhu cầu mua một số mặt hàng lương thực, thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, mì tôm, dầu ăn tăng mạnh. Tuy nhiên, trước đó, huyện đã xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, có kế hoạch cung ứng hàng hóa theo các cấp độ. UBND huyện tổ chức làm việc với UBND các xã, thị trấn, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh, HTX nông nghiệp xác định nhu cầu về nguồn cung hàng hóa; định hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp. Vì vậy, hàng hóa thiết yếu được các cơ sở sản xuất, kinh doanh tập kết theo đúng kế hoạch để phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Qua kiểm tra thực tế, giá cả các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, cá, gà… ổn định. Các mặt hàng rau, củ, quả tăng nhẹ do nguồn nhập chủ yếu từ các huyện của Hà Nội vào; giá một số mặt hàng như: Mướp khoảng 15.000 đồng/kg, khoai tây 20.000 đồng/kg…

Nghiêm túc thực hiện chỉ thị về giãn cách xã hội, theo ghi nhận của phóng viên, từ 18h ngày 27/7, tất cả các chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn huyện tuân thủ quy định về giãn cách xã hội. Tại chợ trung tâm huyện (thị trấn Lương Sơn), chợ Quán Trắng (xã Liên Sơn), chợ Bến (xã Thanh Cao), chợ Đồi Sim (xã Thanh Sơn), chợ Sổ (xã Cao Dương) thành lập chốt kiểm dịch để kiểm soát người vào chợ. Ban quản lý chợ phân luồng vào chợ một lối, ra một lối, giữ đúng khoảng cách, khai báo y tế và đo nhiệt độ trước khi vào chợ. Các cửa hàng không thiết yếu tại chợ đều đóng cửa. Phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu được cấp giấy chứng nhận "luồng xanh” để đảm bảo giao thông thông suốt. Vì vậy, các mặt hàng hóa thiết yếu luôn đảm bảo cung cấp cho người dân.

 Là vùng động lực của tỉnh, ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp của huyện phát triển. Trên địa bàn huyện có 18 HTX, doanh nghiệp chuyên cung ứng các mặt hàng thiết yếu và 350 cửa hàng bán lẻ. Nguồn hàng tại hệ thống phân phối, bán lẻ luôn đảm bảo. Đối với mặt hàng nông sản, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân thu hoạch, đảm bảo thời vụ, quá trình sản xuất đeo khẩu trang, đảm bảo cự ly tối thiểu 2 m với những người tham gia sản xuất. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện là đầu mối khảo sát, đánh giá nguồn cung sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch, phương án thu mua cho người dân. Chỉ đạo cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện cung cấp hàng hóa đảm bảo cho người dân. Từ nội lực của huyện có thể cung cấp 1,5 tấn rau xanh/ngày. Đối với mặt hàng thịt lợn, gia cầm không lo thiếu do nguồn cung của huyện sẵn có với số lượng trang trại, HTX, THT, hộ dân chăn nuôi số lượng lớn. Hiện, tổng đàn lợn toàn huyện khoảng trên 50 nghìn con; gia cầm trên 1 triệu con...

Song song với việc đảm bảo nguồn cung, lưu thông hàng hóa thiết yếu, ngày 31/7, UBND huyện Lương Sơn ra Văn bản số 1413/UBND-KTHT về việc hướng dẫn lịch đi chợ mua hàng hóa thiết yếu tại 5 chợ trên địa bàn huyện. Theo đó, các xã, thị trấn tự quy định phân chia ngày, giờ vào chợ cho tiểu khu, thôn, xóm theo lịch quy định và in rõ trên thẻ vào chợ, đảm bảo cứ 3 ngày đi chợ 1 lần; luân phiên giữa các hộ. Thẻ vào chợ được in theo mẫu. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền qua loa phát thanh của thôn, xóm để các tổ chức, cá nhân và Nhân dân thực hiện nghiêm thông điệp "5K" trong mua bán, trao đổi hàng hóa và sinh hoạt. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định của pháp luật, không được lợi dụng bối cảnh dịch Covid-19 để tăng giá bất hợp pháp, ảnh hưởng tới đời sống Nhân dân.

 Đến thời điểm hiện tại, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cung cấp đầy đủ tới người dân, giá bán ổn định. Cơ quan chức năng chưa phát hiện tình trạng găm hàng, tăng giá. Chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng hóa thiết yếu hoạt động bình thường, đúng quy định giãn cách xã hội. Đồng thời, luôn chủ động nguồn hàng dồi dào với giá ổn định phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Cấp ủy, chính quyền huyện nỗ lực vừa chống dịch, vừa đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa phục vụ Nhân dân. Do đó, người dân không nên lo lắng dẫn đến việc tích trữ lương thực, thực phẩm, gây bất ổn thị trường.


Thu Thủy


Các tin khác


30 tổ chức, cá nhân người nộp thuế được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Có 10 tập thể, 20 cá nhân người nộp thuế (NNT) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào "Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu, nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020”.

Quy hoạch Quảng Ninh trở thành động lực phát triển kinh tế của cả nước

Những năm qua, tốc độ phát triển ở các đô thị của Quảng Ninh có sự bứt phá nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc sớm thông qua Chương trình phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2030 sẽ là điều kiện tiên quyết để tập trung mọi nguồn lực đầu tư, sớm xây dựng, quy hoạch Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, đồng thời góp phần nâng cao mức thu nhập cho người dân.

Dự án nhà ở xã hội Sao Vàng Tower: Nâng tầm đô thị khu vực trung tâm thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trung tuần tháng 6 vừa qua, 1 trong 3 toà nhà ở xã hội (NOXH) Sao Vàng Tower nằm trên trục đường Chi Lăng kéo dài, thuộc phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình) được chủ đầu tư là Công ty CP bất động sản Sao Vàng tổ chức cất nóc. Hiện, chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, kỳ vọng dự án sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất, dần đón những cư dân đầu tiên vào sinh sống trong quý I/2022.

Huyện Yên Thủy: Khẩn trương đưa nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Trao đổi về việc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội (NQĐH) Đảng các cấp trên địa bàn xã Ngọc Lương (Yên Thủy), đồng chí Nguyễn Xuân Phương, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong nhiệm kỳ vừa qua, toàn xã đã vận động Nhân dân hiến 22,32 ha đất xây dựng nông thôn mới (NTM); thực hiện và hoàn thành mô hình dồn điền, đổi thửa 18/18 xóm có đất sản xuất nông nghiệp, tạo ra phương thức sản xuất mới, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân.

Xây dựng các chuỗi, cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh

(HBĐT) - Hòa Bình có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Trong tỉnh còn có các sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm gần đây, các loại thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Ngoài đối tượng chủ lực và những loại nuôi truyền thống là cá rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ, cá trôi, mè, hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao dần được đầu tư, cho thấy hiệu quả rõ nét.

Hỗ trợ gần 4.000 con cá giống cho đoàn viên, thanh niên xã Hiền Lương

(HBĐT) - Sáng 30/7, tại xã Hiền Lương, Huyện Đoàn Đà Bắc phối hợp với Công ty TNHH thủy sản Mavin tổ chức chương trình thả cá tạo môi trường sinh kế cho vùng lòng hồ sông Đà và hỗ trợ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục