(HBĐT) - Trong 7 tháng năm 2021, lực lượng chức năng thuộc Sở NN&PTNT đã phối hợp thực hiện 2 cuộc kiểm tra việc kinh doanh, lưu thông hàng hóa vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại thời điểm kiểm tra, 22/32 cơ sở chấp hành tốt các điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật (10 cơ sở tại thời điểm kiểm tra không hoạt động kinh doanh)
Bên cạnh đó, tiến hành tổ chức lấy 75 mẫu nông, lâm, thủy sản, 6 mẫu vật tư nông nghiệp (VTNN) để kiểm định chất lượng, ATTP. Kết quả có 1/75 mẫu an toàn với các chỉ tiêu phân tích, 74 mẫu còn lại đang chờ kết quả phân tích; trong 6 mẫu VTNN phát hiện 2 mẫu giống lúa không phù hợp với QCVN 01-54:2011/BNNPTNT quy chuẩn quốc gia về chất lượng hạt giống Bộ NN&PTNT ban hành; 2 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với QCVN 189:2019/ BNNPTNT. Ngành Nông nghiệp đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 tổ chức sản xuất phân bón có chất lượng không phù với số tiền trên 4,4 triệu đồng nộp vào ngân sách Nhà nước. Các mẫu vi phạm còn lại hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và xử lý vi phạm công ty có mẫu không đảm bảo chất lượng.
Thực hiện thanh tra Kế hoạch việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Qua kiểm tra 5 cơ sở, ngành chức năng phát hiện 1 cơ sở chưa tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP trong chế biến thực phẩm và đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 3 triệu đồng.
T.H
(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đã lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án của T.Ư, địa phương để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tại những xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Nhờ vậy, đời sống của bà con từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân đạt trên 21 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8 - 10%/năm.
(HBĐT) - Sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn theo nhóm liên kết chuỗi an toàn thực phẩm (ATTP) - hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn trong những năm gần đây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội LHPN huyện trong việc cụ thể hóa các phong trào thi đua sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Qua đó, chị em đã thay đổi tư duy, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm mô hình hoạt động cho đơn vị mình, theo hướng có khả năng làm việc tại nhiều nơi cho hiệu quả, nhằm bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến nhiều vùng nông sản không thể tiêu thụ hết do khó khăn trong vận chuyển đến các địa phương khác; xuất khẩu cũng bị cản trở khi chi phí logistics tăng cao, thiếu container, các thị trường siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu khiến hàng hóa ùn tắc tại cảng… Ngành nông nghiệp đang gặp phải khó khăn kép.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong tháng 7/2021, VCCI đã tập hợp, phân loại và gửi 29 kiến nghị mới của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tới các bộ, ngành, địa phương.
(HBĐT) - Theo thống kê của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) huyện Lạc Thủy, toàn huyện hiện có 51 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Thời gian qua, HTX nông nghiệp có vai trò quan trọng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) và thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các HTX tích cực liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người dân - HTX - doanh nghiệp. Đồng thời, mạnh dạn ứng dụng KH-KT để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá bán của các loại nông sản. Song, hoạt động của HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ.