(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.


Nhờ được vay vốn chính sách, gia đình ông Bùi Văn Thu, xóm Kho, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, đến nay đã thoát nghèo. 

Chí Đạo là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu của người dân đến từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Những năm trở lại đây, đời sống của nhiều hộ dân có nhiều đổi khác, nhất là ở các xóm trồng nhiều dổi như Be Trên, Be Dưới. Tuy nhiên, theo đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã vẫn còn khá cao, chiếm gần 50%. Do đó, những năm qua, Chí Đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, đã có một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế như: ươm ghép cây dổi, nuôi lợn bản địa, chăn nuôi trâu, bò. Đồng chí Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh, để có những chuyển biến tích cực là nhờ người dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi. Trong đó, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH có vai trò hết sức quan trọng. Đến nay, tổng dư nợ vốn chính sách trên địa bàn xã đạt trên 11 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến nay, trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp tục được vay vốn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trước đây, gia đình anh Quách Văn Loan, xóm Kho thuộc hộ cận nghèo, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2018, được NHCSXH tạo điều kiện vay vốn từ chương trình cho vay hộ cận nghèo, gia đình anh đầu tư nuôi bò sinh sản và lợn nái. Sau gần 4 năm vay vốn, con bò đã sinh sản được 2 lứa, hiện lấy giống được vài tháng. Ngoài ra, gia đình anh nuôi thêm lợn nái, mỗi năm có thêm thu nhập vài chục triệu đồng. Nhờ được vay vốn chính sách chăn nuôi bò và lợn sinh sản nên có thu nhập để trang trải trong thời điểm khó khăn vì dịch bệnh” - anh Loan cho hay.

Cũng ở xóm Kho, gia đình ông Bùi Văn Thu đã vượt lên đói nghèo nhờ sự đồng hành của tín dụng chính sách. Sau khi được vay 2 món vay từ chương trình cho vay hộ cận nghèo và vay sửa chữa nhà ở, đến nay, gia đình ông đã xây dựng được nhà mái bằng kiên cố, duy trì nuôi 2 con bò sinh sản. Ông Thu chia sẻ: Gia đình tôi được vay NHCSXH 25 triệu đồng để làm nhà ở và 20 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản. Đây là vốn vay rất quan trọng, giúp gia đình phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định. Đến nay, gia đình tôi đã thoát khỏi diện hộ nghèo. 

Gia đình ông Thu, anh Loan là hai trong nhiều hộ dân ở xã Chí Đạo đã từng bước vượt lên đói nghèo nhờ sử dụng hiệu quả đồng vốn chính sách. Đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian tới, vốn chính sách tiếp tục là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng NTM ở địa phương. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hộ mong muốn được vay vốn, cũng như nâng mức cho vay để có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế mà chưa được đáp ứng hết. Do đó, rất mong NHCSXH tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã được vay vốn để phát triển kinh tế.
 
Viết Đào


Các tin khác


Hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

(HBĐT) - Tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS), hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế hội nhập, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của Chính phủ điện tử, hướng tới nền quản trị quốc gia, quản trị xã hội thông minh, nền hành chính hiện đại.

"Hiến kế" cho chương trình phục hồi kinh tế trong điều kiện mới

Đa số doanh nghiệp đang bị bào mòn "sức khỏe" do đại dịch COVID-19 kéo dài. Vì vậy, Việt Nam cần có kịch bản, giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển trong điều kiện mới; cần hỗ trợ, "bơm máu” kịp thời để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi sinh.

Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tiền chảy vào bất động sản và chứng khoán

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, kể từ đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 khiến triển vọng kinh tế khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, người dân có nguồn tiền nhưng thiếu cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh nên gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Đề xuất đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình

UBND tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình theo phương thức PPP với cơ chế đặc thù…

Huyện Lạc Thủy: Quản lý nhãn hiệu nông sản

(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Lạc Thủy có 4 sản phẩm chủ lực được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, có 1 nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy”; 3 nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), gồm "Na Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy” và "Gà Lạc Thủy”. Việc sử dụng nhãn hiệu bảo hộ góp phần xác định thương hiệu, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng tầm giá trị nông sản. Đa số các sản phẩm sau khi bảo hộ, giá bán tăng, thị trường mở rộng, thuận lợi trong việc đàm phán, tiếp thị, cung ứng cho các siêu thị, trung tâm thương mại.

Tiếp sức cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Chỉ còn 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp đã "kiệt sức” không thể khôi phục sản xuất nếu không được tiếp sức, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục