(HBĐT) - Sau hơn 13 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết (NQ) số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NQ "tam nông”) đã lan tỏa, đi vào cuộc sống. NQ "tam nông” được cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Lạc Thủy hưởng ứng, đồng thuận triển khai quyết liệt, hiệu quả. NQ như "luồng gió mới” khuyến khích, động viên nông dân trong huyện mạnh dạn thay đổi tư duy, cách làm, khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn đổi mới. 



Giao thông nông thôn huyện Lạc Thủy được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện phát triển KT-XH (ảnh chụp tại thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm).

Thực tiễn triển khai NQ "tam nông” cho thấy sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Lạc Thủy. NQ như một luồng sinh khí mới ở nông thôn, có sức sống mãnh liệt, được Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia, trở thành cầu nối gắn kết lòng dân với ý Đảng.

Trong bất kỳ giai đoạn nào Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bác Hồ kính yêu từng nhấn mạnh: "Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh… Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”. Lời dạy của Bác được khắc ghi và hiện thực hóa khắp các thôn, xóm, miền quê Lạc Thủy thông qua việc triển khai, thực hiện NQ "tam nông”.

Bám sát Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 30/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện NQ số 26-NQ/TW. Để triển khai, thực hiện hiệu quả NQ, BTV Huyện ủy tổ chức học tập, quán triệt NQ đến cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở, xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến toàn thể Nhân dân. Huyện triển khai rà soát hiện trạng nông thôn làm căn cứ để các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong huyện xây dựng kế hoạch thực hiện NQ phù hợp nhiệm vụ của đơn vị mình. Đồng thời, triển khai phong trào thi đua "Lạc Thủy chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)”; các phong trào, cuộc vận động: "Toàn dân xây dựng xây dựng NTM, đô thị văn minh”, "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”, "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, "Nông dân thi đua xây dựng NTM”… Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tích cực tham gia đóng góp tiền, ngày công, hiến đất đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM.

Dồn sức đưa NQ "tam nông" đi vào cuộc sống, Huyện ủy ban hành 5 NQ, HĐND huyện ban hành 5 NQ, UBND huyện ban hành 5 quyết định, 7 kế hoạch, 1 công văn để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng NTM và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn. Trong đó, xác định mục tiêu cốt lõi là phát triển sản xuất, phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia. Mục tiêu hướng đến cao nhất là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Thực hiện mục tiêu trên, từng Đảng ủy cho tới chi bộ thôn, xóm xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện. Quán triệt vai trò lãnh đạo của bí thư cấp ủy, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của mỗi đảng viên. Các nội dung quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đem lại luồng sinh khí mới cho hoạt động sinh hoạt chi bộ. Từng đảng viên trong chi bộ được giao nhiệm vụ, gương mẫu đi đầu và vận động quần chúng tham gia công việc của thôn, xóm.

Hưng Thi là một trong những xã khó khăn nhất của huyện, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm tới 48%, đến năm 2020 giảm còn hơn 7%. Nông dân vùng đất khó đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tiên phong hiến đất làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Năm 2020, xã đạt chuẩn NTM. Đó là kết quả của sự nỗ lực, miệt mài trong hành trình đưa NQ "tam nông” tới từng người dân. Cán bộ, đảng viên không ngại khó, ngại khổ vượt qua những con đường bùn đất lầy lội tới gõ cửa từng nhà vận động bà con hiến đất làm đường; hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tiêu biểu như đồng chí Bùi Thị Liên, Bí thư chi bộ thôn Niếng luôn bám dân, tới từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân phát triển sản xuất, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đồng chí Liên chia sẻ: Là Bí thư chi bộ, tôi ý thức được trách nhiệm của mình trong việc làm thế nào để phân tích cho bà con hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp; làm thế nào để bà con đồng thuận chung tay góp sức xây dựng NTM. Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM của xã, tôi cùng các đồng chí lãnh đạo trong thôn không kể ngày nắng, ngày mưa tới từng nhà phân tích, hướng dẫn bà con phát triển các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện địa phương như phát triển kinh tế đồi rừng, trồng cây ăn quả có múi. "Mưa dầm thấm lâu”, lúc đầu nhiều hộ sợ thất bại không dám đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, dần dần nhiều hộ mạnh dạn trồng cây ăn quả có múi, phát triển kinh tế đồi rừng. Hiện nay, kinh tế đồi rừng là mô hình chủ lực của thôn. Toàn thôn có khoảng hơn 400 ha keo. Theo chu kỳ 5 năm, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 70 triệu đồng/ha/chu kỳ. Một số hộ chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, Nhân dân còn tiên phong phát triển cây có múi, với diện tích khoảng 4 ha; 14 hộ đã chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại, vận tải, tiểu thủ công nghiệp… Song song với phát triển kinh tế, người dân tích cực đóng góp ngày công, hiến đất làm đường giao thông. Hiện, đường giao thông của thôn đã cứng hóa trên 95%, với số đất hiến hơn 5.000 m2...

 Giai đoạn 2008 - 2021, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bức tranh nông nghiệp, nông thôn và nông dân huyện Lạc Thủy đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lạc Thủy nằm trong nhóm huyện dẫn đầu tỉnh về tỷ lệ số xã và số tiêu chí đạt chuẩn NTM và có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn được cải thiện. Nông dân trở thành ông chủ với những trang trại tiền tỷ, điển hình như trang trại của hộ các ông: Nguyễn Duy Lành, Nguyễn Hồng Minh (xã Phú Thành); Quách Xuân Sinh (xã Đồng Tâm)...

(Còn nữa)


Thu Thủy


Các tin khác


Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Sau khi về địch nông thôn mới (NTM), các cấp ủy, chính quyền, Nhân dân huyện Lạc thủy tiếp tục nỗ lực, chủ động không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đưa nông thôn phát triển bền vững.

Chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu

(HBĐT) - Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng pha trộn dầu giả, kém chất lượng tiếp tục xảy ra. Thời gian gần đây, lực lượng chức năng triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống và xử lý những hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu (KDXD). Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục QLTT tỉnh chỉ đạo các Đội QLTT, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh.

Huyện Mai Châu: Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

(HBĐT) - Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của người tham gia giao thông, Ban ATGT huyện Mai Châu đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có 13 xã khu vực III - xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 2 xã khu vực II, 9 xã khu vực I; 22 xóm ĐBKK thuộc các xã khu vực I, II. Toàn huyện có 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Mường. Với đặc thù này nên việc đầu tư cho vùng dân tộc và chăm lo đời sống người dân luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện quan tâm.

Nhiều lợi ích từ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Chỉ cần thiết bị có kết nối internet hay ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian, người dân có thể thanh toán tiền điện nhanh chóng, chính xác mà không mất thời gian đến các điểm thu tiền điện. Hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đang được ngành điện triển khai với nhiều phương thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng trên địa bàn tỉnh.

Phát huy vai trò nông dân thời đại mới

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội nông dân (HND) trong tỉnh không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung xây dựng phát triển nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện đại và xây dựng người nông dân thời đại mới nắm chắc công nghệ, kinh tế số, đổi mới tư duy nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục