(HBĐT) - Từ chỗ tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) khá thấp, đến hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đã được 62%, đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ (TTCP) yêu cầu đến ngày 30/9/2021, giải ngân phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn (KHV) TTCP giao từ đầu năm. Hòa Bình trở thành một trong những tỉnh có tỷ lệ GNVĐTC cao nhất cả nước, được TTCP biểu dương. Đây là sự nỗ lực vượt bậc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh khi xác định GNVĐTC là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2021; kết quả đạt được phụ thuộc rất lớn vào vai trò của người đứng đầu và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.


Được kịp thời bố trí vốn đầu tư, dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) đã đưa vào sử dụng theo kế hoạch.

Quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành

Kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2021 của tỉnh được TTCP giao 3.781 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn đã được HĐND tỉnh thông qua 4.086 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9, UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 4.033,3 tỷ đồng, đạt 107% KHV TTCP giao, đạt 99% KHV HĐND tỉnh thông qua. Số KHV chưa giao chi tiết 53 tỷ đồng, dự kiến bố trí cho các dự án chuyển tiếp đã quá thời hạn bố trí vốn thuộc lĩnh vực AN-QP, đang chờ Bộ KH&ĐT thông báo danh mục được TTCP cho phép giao vốn năm 2021. Ngoài ra, KHV năm 2019 được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến ngày 31/12/2021 là 65,305 tỷ đồng; KHV năm 2020 nguồn vốn ngân sách T.Ư được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2021 là 425,111 tỷ đồng.

Thực tế những tháng đầu năm, GNVĐTC còn nhiều khó khăn, vướng mắc; thậm chí có những chủ đầu tư (CĐT) thực hiện trì trệ, dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp. Thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, TTCP, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh GNVĐTC. Cụ thể, ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, Ban quản lý (BQL) dự án chuyên ngành của tỉnh và các CĐT nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2021 theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, ban hành Quyết định số 1385/QĐ-UBND, ngày 8/7/2021 thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân do 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong GNVĐTC. Tổ công tác của tỉnh đã tiến hành các cuộc kiểm tra đối với những dự án quan trọng, dự án chậm giải ngân, còn gặp nhiều khó khăn để kịp thời đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục. Định kỳ, UBND tỉnh tổ chức họp với các CĐT để rà soát, nắm bắt, tháo gỡ vướng mắc khi triển khai GNVĐTC. Các CĐT cũng cam kết về tiến độ thực hiện.

Đối với những dự án chưa thể thực hiện giải ngân ngay, hoặc dự án đã hoàn thành không sử dụng hết KHV được giao, UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh, cắt giảm KHV năm 2021 để bổ sung cho các dự án đang triển khai thực hiện, có khả năng giải ngân tốt và hoàn ứng trước ngân sách tỉnh. Từ ngày 25/8 - 30/9, UBND tỉnh đã 5 lần điều chỉnh KHV đầu tư năm 2021 với tổng số vốn 320,6 tỷ đồng.

Đối với các dự án ODA không thể thực hiện, giải ngân, theo tinh thần chỉ đạo của Phó TTCP Phạm Bình Minh tại Văn bản số 5515/VPCP-QHQT ngày 11/8/2021 của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1822/UBND-KTN, ngày 29/9/2021 báo cáo, đề nghị Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính điều chỉnh, cắt giảm kế hoạch ĐTC năm 2021 nguồn vốn nước ngoài của tỉnh với tổng số vốn cắt giảm 397,9 tỷ đồng.

Những kết quả đáng ghi nhận

Với sự chỉ đạo ráo riết, linh hoạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự vào cuộc có trách nhiệm của các CĐT, tính đến ngày 30/9, đối với KHV ĐTC năm 2021, tổng số vốn đã giải ngân được 2.335 tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch TTCP giao, đạt 58% KHV được UBND tỉnh giao chi tiết cho các dự án. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 1.617,7 tỷ đồng, đạt 75% KHV TTCP giao, đạt 66% KHV được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án. Vốn ngân sách T.Ư trong nước giải ngân 462 tỷ đồng, đạt 52% KHV TTCP giao, đạt 55% KHV UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án. Vốn ODA giải ngân 255,3 tỷ đồng, đạt 35% KHV giao.

Đặc biệt, có 14 CĐT tỷ lệ giải ngân bằng hoặc cao hơn cam kết. Điển hình như UBND huyện Đà Bắc, tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9 đạt 100%, tỷ lệ cam kết giải ngân đến ngày 30/9 đạt 100%; UBND huyện Lương Sơn giải ngân đạt 93%, cam kết 87%; UBND huyện Yên Thủy giải ngân đạt 100%, cam kết 96%; BQL dự án các công trình giao thông giải ngân đạt 89%, cam kết 84%; Sở GTVT giải ngân đạt 99%, cam kết đạt 94%. Tuy nhiên, cũng có 3 CĐT tỷ lệ giải ngân không đạt theo cam kết là: UBND huyện Cao Phong, Sở NN&PTNT, Sở GD&ĐT.

Trao đổi về nhiệm vụ GNVĐTC, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: 9 tháng qua, chúng ta đã cơ bản giải ngân được KHV giai đoạn 2016-2020 chuyển sang. Hiện còn 720 tỷ đồng KHV năm 2021, gồm 35 danh mục công trình. Tới đây, Sở KH&ĐT sẽ mời tất cả các CĐT tới thảo luận, có phương án tính toán làm sao từ nay đến cuối năm vừa phê duyệt dự án, vừa lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện để giải ngân được hết nguồn vốn này. Trong quá trình thực hiện có những dự án sẽ cân đối khả năng, nếu không đáp ứng được thì Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh trong việc giao vốn để thực hiện nhiệm vụ.

Đánh giá về công tác GNVĐTC, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: Tính đến ngày 30/9, tỉnh nằm trong tốp 11 địa phương trên cả nước có tỷ lệ giải ngân tốt. Kết quả này là sự quyết liệt chỉ đạo, nắm rất sát tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp phù hợp và sự quyết tâm cao của các CĐT. Tuy vậy, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm còn khá nặng nề, cần sự nỗ lực hơn nữa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố quán triệt, thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của TTCP, của Tỉnh ủy là: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện, tháo gỡ vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm; cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân; coi kết quả giải ngân là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Các ngành chức năng, địa phương tăng cường nắm tình hình, bám sát thực tiễn, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện và GNVĐTC.

 


Hoàng Nga


Các tin khác


Xóm Mến Bôi nỗ lực về đích khu dân cư kiểu mẫu

(HBĐT) - Có dịp về xóm Mến Bôi, xã Kim Lập (Kim Bôi), ấn tượng đầu tiên là cảnh quan xanh - sạch - đẹp, người dân thân thiện, mến khách. Con đường bê tông rộng rãi, kiên cố, hai bên hàng hoa nở rộ. Những cột đèn điện chiếu sáng xen kẽ hàng cau đẹp mắt. Niềm vui, sự phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt những người nông dân thời đại 4.0. Bà con nơi đây đang chung sức, đồng lòng đưa thôn về đích khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm nay.

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I

(HBĐT) - Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Ký kết hợp tác chương trình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021-2025

(HBĐT) - Chiều 13/10, Chi nhánh Bưu chính Viettel Hòa Bình tổ chức lễ ký kết hợp tác chương trình tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất nông nghiệp (HSXNN) giai đoạn 2021-2025 với Hội Nông dân và Liên minh HTX tỉnh.

Huyện Yên Thủy: Hợp tác xã nông nghiệp năng động, sáng tạo để phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiếm 76% tổng số hợp tác xã (HTX) đang hoạt động (29/38 HTX), các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy thích ứng với cơ chế thị trường. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt linh hoạt trong điều hành, tổ chức sản xuất theo nhu cầu; đa dạng hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Qua đó, phát huy lợi thế địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp; góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Vụ đông năm 2020, tỉnh ít chịu tác động của thời tiết, khí hậu cực đoan; toàn tỉnh gieo trồng hơn 9 nghìn ha; giá trị thu nhập tăng gần 8% so với năm 2019. Để sản xuất vụ đông năm 2021 đạt kết quả cao, các địa phương tích cực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, diện tích hoa màu vụ mùa - hè thu, khẩn trương làm đất để đảm bảo gieo cấy đúng khung thời vụ.

Nghị quyết 128 - “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp bắt nhịp phục hồi

Nghị quyết 128 do Chính phủ vừa ban hành là tin vui, giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng trạng thái hoạt động trong bối cảnh mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục