(HBĐT) - Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) là một trong những doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài đầu tiên đến đầu tư tại tỉnh, với số vốn đăng ký 11 triệu USD. Đến nay, công ty đã có gần 20 năm gắn bó và sản xuất hiệu quả, phát triển bền vững.

 


Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam làm chủ dây chuyền sản xuất thấu kính quang học cao cấp.

Khi được hỏi về lý do từ Nhật Bản chọn Hòa Bình là điểm đến đầu tư, ông Ogawa Akihiro, Phó Tổng giám đốc công ty chia sẻ: Có 4 yếu tố chính là Hòa Bình có nguồn điện ổn định; nguồn nước dồi dào; chính sách mở cửa, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư; nguồn lao động chịu khó, ham học hỏi. Nếu được chọn lại, chúng tôi vẫn chọn Hòa Bình là điểm đến để gắn bó. Thực tế đã chứng minh chúng tôi chọn đúng và gặt hái được nhiều thành công.

Năm 2002, công ty chính thức đầu tư và tuyển dụng gần 600 công nhân, chủ yếu là lao động địa phương vào làm việc tại các dây chuyền sản xuất thấu kính quang học cao cấp dùng trong máy ảnh, camera... Quy tắc đầu tiên của cán bộ, công nhân viên là: "Làm ngay. Nhất quyết làm. Làm hết sức mình”. Công ty thực hiện phương châm: "Tri thức và hành động, thông tin và cải cách, trách nhiệm và thành tích.”

Nhìn lại gần 20 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, bà Dương Thị Chính, Phó Tổng giám đốc công ty cảm nhận sự thay đổi, bước phát triển vượt bậc. Nhận thức của đội ngũ quản lý người Việt, người lao động có thể nói là "lột xác” để bắt nhịp, hòa nhập với trào lưu trên thế giới. Năm đầu, người lao động chưa hiểu thế nào là công nghệ cao, nhưng với sự chịu khó học hỏi, cần cù đã tiếp nhận, làm chủ được công nghệ. Cái khó nhất là nghiên cứu, người Việt cũng đã làm được. 

 Bà Dương Thị Chính cho biết: Khối quản lý người Việt có thể tiếp cận và làm việc như chuyên gia Nhật Bản hiện khoảng 45 người; trong quá trình làm việc sử dụng cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Khi vắng chuyên gia người Nhật như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, đội ngũ này có thể đảm nhiệm được công việc. Đối với đội ngũ quản lý, yêu cầu công việc đòi hỏi phải nắm bắt thông tin và có tri thức. Quy trình phải nghiên cứu để tạo ra thành phẩm, rồi đến khâu chào hàng; khi khách hàng đồng ý mới tổ chức sản xuất sản phẩm đồng loạt. Như vậy, không phải là gia công giản đơn, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ. Người lao động trong công ty cũng đã thay đổi, làm việc theo tác phong công nghiệp. Tất cả quản lý, nhân viên đều quán triệt mục tiêu: "Kỹ thuật là diện mạo, giá cả là sức mạnh, đúng hạn là lương tâm, chất lượng là châu báu, môi trường là tình yêu, chữ tín là sinh mệnh”.

Với những bước đi phù hợp, công ty đã nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu tăng so với thời điểm mới hoạt động. Doanh thu năm 2019 đạt trên 323 tỷ đồng. Năm 2020, 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng công ty vẫn đứng vững, thậm chí "trong cái khó ló cái khôn”, tận dụng được cơ hội trong khó khăn. Riêng 9 tháng năm 2021, doanh thu đạt trên 206 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 6,5 tỷ đồng. Năm 2020, thực hiện nâng lương cho công nhân, bình quân tăng 17%; thưởng tháng lương thứ 13 và tặng quà dịp Tết Nguyên đán. Hiện nay, công ty tạo việc làm cho 665 công nhân, thu nhập trung bình 7 triệu đồng/ người/tháng. 

Để ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh, công ty đã xây dựng phương án sản xuất "3 tại chỗ”, qua khảo sát 99% công nhân sẵn sàng ở lại. Thực hiện nghiêm túc thông điệp "5T" trong phòng, chống dịch. Nếu xuất hiện F1, F2, công ty cho người lao động nghỉ việc nhưng được hưởng nguyên lương để đảm bảo an toàn chung… 

Đồng hành cùng bước phát triển của tỉnh, điều mỗi công nhân và người quản lý đều dễ nhận thấy là khi mới đi vào hoạt động năm 2002, tất cả đều đi xe đạp và đi bộ thì nay ai cũng có xe máy tốt, nhiều người đi ô tô đẹp. Tất cả đều từ "chất xám”, mồ hôi, công sức chính đáng mà nên. Công nhân cũng được đảm bảo đầy đủ các chế độ để yên tâm gắn bó.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục