(HBĐT) - Trong 2 ngày 25 - 26/11, tại TP Hoà Bình, Viện Tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) tổ chức khóa tập huấn tư vấn pháp luật về quyền sử dụng đất dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với gần 50 đại biểu tham gia, gồm: Đại diện Trung tâm Trợ giúp pháp lý các tỉnh: Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn…
Toàn cảnh buổi tập huấn.
Tại khóa tập huấn, các đại biểu được nghe chuyên gia tư vấn của Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) truyền đạt các nội dung: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Nhà nước trong quản lý đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư; một số quy định pháp luật thể hiện quyền bình đẳng nam nữ về quyền sử dụng đất; quy định pháp luật về thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy định pháp luật về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình.
Các đại biểu đã thảo luận về những khó khăn, đặc thù trong hoạt động truyền thông, tư vấn pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất cho người dân tộc thiểu số (DTTD), phụ nữ DTTD; những mô hình truyền thông, tư vấn pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất cho người dân DTTS, phụ nữ DTTS; kỹ năng tư vấn pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất cho người dân.
Dự án "Tăng cường quyền đất đai của phụ nữ DTTS Việt Nam thông qua việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ pháp lý” được tổ chức INKOTA (CHLB Đức) tài trợ cho CISDOMA triển khai tại huyện Quế Phong (Nghệ An) và huyện Mai Châu (Hoà Bình) từ tháng 1/2020 - 10/2022, gồm 13 xã thuộc huyện Quế Phong và 6 xã thuộc huyện Mai Châu.
Mục tiêu chung của dự án là phụ nữ DTTD tại tỉnh Nghệ An và Hoà Bình thực hiện thành công quyền tiếp cận với đất đai của mình khi có nhận thức đầy đủ và dịch vụ trợ giúp pháp lý được cải thiện.
Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ nâng cao kỹ năng truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ cho cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã, trên cơ sở đó triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt là phụ nữ DTTS ở các địa phương.
Đinh Thắng
Ngoài việc giảm phí, lệ phí năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 35 loại phí, lệ phí, thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu hiện hành, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12.
(HBĐT) - Trước những giá trị, lợi ích Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Tân Lạc phấn đấu xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đến nay, huyện có 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP và một số sản phẩm đang trên hành trình chạm đích.
(HBĐT) - Đối với sản phẩm thuộc các nhóm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; thủ công mỹ nghệ, trang trí; vải và may mặc. Số lượng mỗi sản phẩm gửi về Hội đồng cấp tỉnh là 5 đơn vị mẫu. Sản phẩm tham gia đánh giá có kích thước không quá 0,5m x 0,5m x 0,5m và nặng dưới 20 kg gửi về Hội đồng cấp tỉnh. Nếu kích thước mẫu sản phẩm lớn hơn 0,5m x 0,5m x 0,5m và nặng hơn 20 kg được gửi bằng video clip.
(HBĐT) - Đến ngày 22/11, tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã tiến hành kiểm tra hiện trạng 13 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021.
(HBĐT) - Trong tháng 10, UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 1.282 tỷ đồng; chấp thuận chủ trương điều chỉnh 2 dự án đầu tư. Lũy kế 10 tháng qua, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 29 dự án đầu tư trong nước; điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 24 dự án. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 630 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước còn hiệu lực hoạt động.