Tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu là cần thiết, từ đó giúp phục hồi kinh tế và tạo đòn bẩy cho tăng trưởng trong thời gian tới.

Liên tiếp chịu tác động bởi 4 đợt bùng phát của đại dịch COVID-19, sự tiếp sức của chính sách thuế và lãi suất thời gian qua tuy đã phát huy tác dụng nhưng chưa đủ mạnh để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đang nghiên cứu để ban hành các gói kích cầu mạnh tay hơn, hỗ trợ tổng thể hơn để vực dậy nền kinh tế. Điều đó có nghĩa phải tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công nên rất cần kiểm soát chi đúng mục đích và tập trung cho đầu tư phát triển.

Năm nay, Chính phủ đã ban hành nhiều gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với tổng mức 250.000 tỷ đồng, chiếm trên 2,8% GDP. Bộ Tài chính đang tham mưu cho Chính phủ ban hành gói hỗ trợ lãi suất trong 2 năm 2022 và 2023, mỗi năm khoảng 20.000 tỷ đồng.

Nếu Chính phủ tiếp tục có các gói kích cầu mới thì mỗi năm sẽ tăng chi khoảng 100.000 tỷ đồng khiến bội chi ngân sách tăng lên 5% và phải điều chỉnh giảm ở các năm tiếp theo.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu của gói hỗ trợ mới phải là kích cầu đầu tư công, xây dựng cơ bản, an sinh xã hội và không để dòng tiền trôi vào bất động sản, chứng khoán. Do đó rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đảm bảo hỗ trợ có trọng tâm vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi sau khi dịch bệnh được khống chế.

Do dư địa nợ công còn lớn và chính sách hỗ trợ của Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước trong khu vực nên việc tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu rất cần thiết. Vì vậy, cần khẩn trương triển khai các gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, để tạo đòn bẩy cho tăng trưởng không chỉ trước mắt mà còn trong nhiều năm tới.

                                                                           Theo VTV.vn

Các tin khác


Trong tháng 11 đưa cầu Hòa Bình 2 vào khai thác

(HBĐT) - Công trình cầu Hòa Bình 2 bắc qua sông Đà có vai trò đặc biệt quan trọng giảm tải áp lực cho cầu Hòa Bình, mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ của TP Hòa Bình. Sau thông xe kỹ thuật vào đầu tháng 10 vừa qua, chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu hoàn thiện những phần việc cuối cùng để đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong tháng 11 này.

Các khu công nghiệp hiện có 102 dự án đầu tư được cấp phép

(HBĐT) - Toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất quy hoạch là 1.510 ha. Các KCN hiện có 102 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 527,35 triệu USD và 75 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 11.059,45 tỷ đồng. Trung bình tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có nhà đầu tư phát triển hạ tầng đạt xấp xỉ 57%.

Giảm 35 loại phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19

Ngoài việc giảm phí, lệ phí năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 35 loại phí, lệ phí, thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022.

Tăng sức cạnh tranh cho ô-tô sản xuất trong nước

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu hiện hành, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh Chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị nông sản

(HBĐT) - Trước những giá trị, lợi ích Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Tân Lạc phấn đấu xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đến nay, huyện có 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP và một số sản phẩm đang trên hành trình chạm đích.

Quy định về mẫu sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

(HBĐT) - Đối với sản phẩm thuộc các nhóm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; thủ công mỹ nghệ, trang trí; vải và may mặc. Số lượng mỗi sản phẩm gửi về Hội đồng cấp tỉnh là 5 đơn vị mẫu. Sản phẩm tham gia đánh giá có kích thước không quá 0,5m x 0,5m x 0,5m và nặng dưới 20 kg gửi về Hội đồng cấp tỉnh. Nếu kích thước mẫu sản phẩm lớn hơn 0,5m x 0,5m x 0,5m và nặng hơn 20 kg được gửi bằng video clip.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục